Sau khi đọc bài “Doanh nghiệp nhà nước kém: Hãy để thị trường trừng phạt”, nhiều bạn đọc đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.


TIN BÀI KHÁC

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) kém : Hãy để thị trường trừng phạt

Nhiều tiếng nói lo ngại

 

Email romeo839044@yahoo.com viết: "Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) kém : Hãy để thị trường trừng phạt". Vậy đến một lúc nào đó cái DNNN đó làm thất thoát hết tiền của Ngân sách đã bỏ ra đầu tư thì lúc đó ai đứng ra chịu trách nhiệm? Người lãnh đạo DNNN đó cùng lắm thì bị đi tù, còn tiền thì sao? 

 

Đồng tình với quan điểm trên, email ddawng@gmail.com viết: Trước khi các Giám đốc, Tổng Giám đốc... của các Tổng Công ty, Tập đoàn...(Mấy ngài chưa bao giờ làm chủ gian hàng tạp hóa tư nhân có lãi), bị thị trường trừng phạt thì họ đã béo phệ, giàu nứt đố đổ vách. Người ta có 1001 cách đổ lỗi cho thiên hạ, nhận thành tích về mình để lên tiếp

 

Email anhduc1952@yahoo.com.vn thẳng thắn: DNNN là những đứa con đẻ của nhà nước, nhà nước sắp đặt người cầm trịch trong đó .Chắc chắn một điều là họ cũng phải quen thân lắm, được tin tưởng lắm mới được giao trọng trách đó . Bây giờ bảo “nó” hư phải dậy thật nghiêm khắc e hơi khó, có ai lại đánh con mình đau bao giờ?

 

Lo ngại của bạn romeo839044@yahoo.com là: Việc kinh doanh ngoài ngành của các DNNN cũng góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh thiếu công bằng! DNNN vừa có vốn lớn, vừa có các mối quan hệ tốt, vừa được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước thì làm sao khối  doanh nghiệp tư nhân có thể cạnh tranh nổi với khối DNNN? Và như thế mục tiêu "dân giàu" làm sao có thể thực hiện được?

 

Những đề xuất

 

Email ana-jsc@hotmail.com  rất đồng tình với quan điểm của Tiên sỹ Nguyễn Đình Cung là: Hãy để thị trường quyết định sự tồn tại của DNNN và đặt DNNN vào môi trường cạnh tranh bình đẳng. Không nên tiếp tục dùng tiền thuế của những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và tiền thuế của dân để bù lỗ, hỗ trợ cho những DNNN thua lỗ do quản lý kém, trì trệ...

Với quan điểm ấy, bạn đọc này so sánh: Gần đây bộ Tài chính quyết định dãn nợ cho Vinashin là một trong những hành động đưa tay cứu DNNN một cách không công bằng, vì có hàng vạn doanh nghiệp tư nhân cũng đang khốn đốn trong cơn suy thoái thời gian qua thì không được giúp đỡ.

Bạn đọc này đề xuất: Điều quan trọng cần làm là xác định lại quan điểm sở hữu và cần kiên quyết cổ phần hóa DNNN. Một khi sở hữu doanh nghiệp thuộc về nhà nước nhưng lại nằm trong tay của cá nhân thì sẽ không có chuyện làm ăn hiệu quả.

 

Ý kiến của của email romeo839044@yahoo.com cũng là phải kiên quyết cổ phần hoá các DNNN, nếu không thì nền kinh tế của chúng ta cũng giống như bức tranh với nhiều mảnh ghép mà thôi.

 

Email vinhnd09@gmail.com  góp ý thêm: Nếu được chọn ưu tiên số một để tái cơ cấu nền kinh tế, tôi chọn yếu tố cải tổ quy chế tuyển chọn nhân sự vì con người mới là chủ thể của mọi hoạt động xã hội.

 

Minh bạch chính là quả đấm thép để phá bỏ bức tường tiêu cực, trì trệ trong  các doanh nghiệp nhà nước. Để cơ chế này có hiệu quả cần luật hóa nó chứ không phải là một vài nghị định mà sẽ dễ dàng thay đổi được.” Đó là ý kiến của email vinhphamq@gmail.com

 

Đồng tình với ý kiến trên, bạn đọc romeo839044@yahoo.com viết: Vấn đề quan trọng ở đây theo tôi trước hết là phải công khai, minh bạch hoá hiệu quả, công bằng. DNNN nào được Chính phủ giao nhiệm vụ gì phải thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ đó. Nghiêm cấm triệt để tình trạng DNNN đang hoạt động trong lĩnh vực này nhưng thấy lĩnh vực khác (ngoài ngành) đang "hot", ngon ăn hơn liền nhảy vào. Chính điều này đã tạo sơ hở, làm "bào mòn" đi vốn ngân sách.

 

Email talaweb.com@gmail.com  cũng chia sẻ: Nếu tạo ra được cơ chế minh bạch không thiên vị giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư doanh thì chắc chắn sẽ tạo ra được sự thúc đẩy phát triển kinh tế cho Việt Nam.

 

Ban Bạn đọc