-   Em có thể gọi chú bằng anh? Đó là lời đề nghị dễ thương nhất mà em được nghe từ chú.

TIN BÀI KHÁC

(ảnh minh họa)
Lần đầu tiên gặp anh, em đã rất ấn tương về vẻ ngoài già dặn, trí thức, mái tóc điểm bạc và đặc biệt là đôi mắt sâu thẳm của anh. Em đã chào anh bằng chú và sau đó lại quá bất ngờ khi được nghe giới thiệu “chú này” lại chính là ông anh trai đi học xa nhà của bạn em và chú chỉ lớn hơn em đúng 4 tuổi.

Tẽn tò cộng thêm bản tính ngang bướng có thừa, em vẫn cả gan tôn anh làm chú, với lời giải xưa nay những ai hơn em 3 tuổi trở lên đều được em gọi bằng chú, mặc dù trên thực tế, những người em gọi bằng chú ít nhất cũng phải gấp 2 lần tuổi anh. Từ đó em và chú bắt đầu mối quan hệ kì quặc, gọi chú và xưng em.

Sau lần gặp đó, chú quan tâm đến em nhiều hơn, với lí do bạn thân của em cũng là em. Chú thì luôn tìm cách bổ sung kiến thức về những môn em còn yếu, còn em lại tìm đủ trò nghịch phá, từ việc nhổ tóc bạc giùm chú, để lộ ra cả một mảng đầu, giả vờ đau để trốn học đi chơi còn anh lo lắng chỉ dám đứng thập thò ngoài cổng hàng tiếng đồng hồ… có nhiều trò thậm chí em còn phải giật mình mỗi khi nhớ lại. Vậy mà chú vẫn im lặng, ngoan hiền như bụt. Phải chăng đó là sự nhẫn nại cần có của những chàng kĩ sư nông nghiệp, hay là bản chất hiền lành vốn có trong con người chú.

Mặc kệ, dù là gì đi nữa, chú cũng từng một thời là “chú bé con” nên chú dễ dàng hiểu và chịu đựng những trò quậy phá đó.

Cho đến một ngày, chú không còn là chú, bởi chú nói chú yêu em, điều mà em không hề nghĩ tới, quá bất ngờ em đã từ chối chú mà đâu biết rằng từ bao giờ chú đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của em. Sư quan tâm, chăm sóc ân cần có lúc chú như người anh, sự nghiêm khắc, nhẫn nại, đôi lúc lại biến chú thành người thầy, điều đó khiến trái tim chưa một lần biết rung động trước người khác phái và đầu óc chỉ toàn những trò quậy phá của em vô tình không nhận ra. Chỉ đến khi những tháng hè trôi qua thật nhanh, em lại về trường, chú trở vô Huế. Thiếu vắng chú, em mới hiểu được vị trí quan trọng của chú trong em.

Chuyện tưởng vậy là hết nhưng đúng vào cái ngày em thi rớt, không được nằm trong đội tuyển thi học sinh giỏi tỉnh, em đã khóc rất nhiều. Hôm đó hình như cũng là một đêm bão lũ, vây mà chẳng biết ai báo tin, chú đã vượt chặng đường hơn 70km giữa trời mưa bão chỉ để gặp em nói câu: Đừng khóc nữa cô bé. Em vẫn còn cơ hội mà. Cố lên!

Nhìn đôi mắt đỏ ngầu, rỉ máu vị bị mưa bắn vào của chú, em không khỏi xót xa. Một tháng sau đêm gặp chú, em đã nhận được giấy khen giải nhì học sinh giỏi tỉnh sau khi quyết đinh đăng kí thi tự do. Ngày em gặp chú để báo tin, em đã hỏi chú vì sao chú lại liều như vậy chứ? Chú chỉ trả lởi:

   - Đơn giản vì chú yêu em. Em thì sao hả bé?

Em chỉ mỉm cười gật đầu thay cho câu trả lời đồng ý.

   - Em có thể gọi chú bằng anh? Đó là lời đề nghị dễ thương nhất mà em được nghe từ chú.

Từ hôm đó đến nay đã được 4 năm, em và chú đã trải qua nhiều khó khăn, nhiều buồn vui trong cuộc sống. Ai bảo học trò thì không được yêu? Đôi khi tình yêu học trò, sư chênh lệch trong tình yêu cũng đem đến cho cuộc sống thêm phần thi vị.

Nhật Linh
Thể lệ tham dự

Tình yêu thực sự có phân biệt tuổi tác? Yêu nhau, hơn kém bao nhiêu tuổi thì có thể hòa hợp?


Xoay quanh vấn đề này, mời các bạn gửi bài viết tham dự cho chủ đề “Tình yêu không tuổi”. Bài nên viết dưới 1000 từ, gửi về địa chỉ email: banbandoc@vietnamnet.vn hoặc báo VietNamNet, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.


Tiêu đề thư xin ghi rõ: Bài viết tham gia chuyên mục “Chuyện chung chuyện riêng”


Bài viết của độc giả, ban biên tập có quyền cắt gọt cho phù hợp với hình thức của báo.


Những bài viết cần giữ kín danh tính, xin ghi rõ cuối mỗi bài viết gửi tham dự chuyên mục.


Bài viết có lượng truy cập nhiều nhất theo cách đo, kiểm của hệ thống google giành được phần thưởng trị giá 1.000.000 đồng.


Ngoài ra các bài viết còn được nhận những phần thưởng hấp dẫn khác từ tòa soạn.


Thời gian nhận bài từ ngày 1/1/2012 đến hết ngày 29/2/2012. Mời các bạn đọc tham gia gửi bài dự thi.