- Bao nhiêu xa xót, bỡn cợt, vui đùa chị Sáu đã thử hết với đứa con bệnh tật của mình, thế nhưng vô vọng, cháu vẫn lặng im, khinh lặng và mang những biểu hiện khác thường của bệnh bại não vào đời.
TIN BÀI KHÁC:
Chị Nguyễn Thị Sáu (ở thôn 2, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Hà Nội) nằm ôm đứa con 4 tuổi đang khóc ở khoa bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia. Hai mẹ con co quắp, tội nghiệp. Cháu Toàn bị bại não từ nhỏ, lớn lên với những dấu hiệu khác thường… Vừa rồi do cào, cấu nồi nước sôi cháu lại bị bỏng toàn bộ phần ngực và phần cánh tay non dại.
“Con ơi con đừng khinh mẹ!”
“Con há miệng ra nói cho mẹ xem nào. Con há miệng ra để mẹ xem con có ngậm cái gì không mà con không chịu nói? Con gọi mẹ đi con” nhiều khi ngồi trông con chị Sáu quát con như van nài để con nói… Thế nhưng đáp lại Toàn chỉ nhìn mẹ bằng con mắt vô hồn - Một đôi mắt to với phần đồng tử giãn.
Lúc tủi thân, chị nói với con vừa đau đớn vừa chua xót “Con ơi con đừng khinh mẹ, con nói với mẹ đi”. Thế nhưng vẫn một đôi mắt vô hồn ấy nhìn chị. Nỗ lực của người mẹ nghèo như chị ngày càng rơi vào bế tắc khi Toàn lên 2, lên 4 chỉ biết khóc ư ử nhưng không thành tiếng.
Kể về con mình, chị Sáu nói: Cháu sinh ra hơn 7 tháng mà chưa biết bò, hơn 1 năm chưa biết đứng và đến bây giờ cũng chưa biết nói. Ai nhìn cháu lần đầu đều nhận xét là cháu rất thông minh… kì thực thì không phải thế, cháu bị chậm phát triển. Hàng xóm quê hay nói thật, họ trêu rằng “cháu sinh vào năm lợn vàng mà hóa là con lợn què”.
“Cả nhà em không ai bệnh tật. Bố cháu, các cô, chú thời đi học đều rất thông minh và học khá. Em cũng không biết bệnh của cháu là do đâu. Chỉ biết con có bệnh, nhà nghèo cũng phải cố gắng”.
Trong những ngày chị Sáu chăm con ở viện, chồng chị đi làm thợ xây kiếm thêm tiền. Chị Sáu bảo với chồng, xót con nhưng cả nhà có 3 người không thể cứ nằm đây ôm nhau mà chờ chết.
Cào nước sôi và bị bỏng nặng
Tuần trước cháu Toàn phải vào Viện Bỏng quốc Gia do khi nghịch, cháu lao ra nồi nước sôi cào, kéo nồi nước vào phía mình. Câu chuyện kể đứt quãng của mẹ Toàn cho thấy cháu có rất nhiều biểu hiện bất thường do bệnh bại não. “Khi thường con em chẳng nói thế nhưng bỗng chốc cháu lại nghịch kinh hoàng. Cánh cửa cổng cháu trèo thoăn thoắt. Cháu bị bỏng thế này cũng do cháu nghịch quá, thấy nồi nước sôi cũng ra cào, cấu khiến nước dội vào người”.
Khi chúng tôi đến viện Toàn đang khóc. Vết bỏng đang được chữa trị và lên da non khiến em ngứa ngáy. Thế nhưng chỉ bỗng chốc đôi mắt ấy lại thờ ơ, khinh lặng với tất cả những gì diễn ra quanh mình. Cháu lại ngồi im, nhìn trần nhà..
Phần da bị bỏng trên người khi được điều trị bao giờ cũng tanh tưởi, phần da của Toàn giờ cũng ri rỉ nước và bốc mùi như thế. Ôm con bệnh, chị Sáu lúc nào cũng cầu cho con đỡ nhanh để về nhà: Cháu sẽ ở hết tuần này đến tuần sau tạm ổn là cháu về. Ở đây nhà em không kham nổi phí khám chữa bệnh. Ở lâu viện rồi, em không dám mong con em khỏe mạnh, hoàn hảo nữa. Em chỉ cầu cháu biết ăn, biết đi là được.
Hơn 2 năm qua, vợ chồng anh chị Sáu ôm con đi chữa bệnh ở nhiều nơi. Chị kể lại: Khi em đưa con đến viện là trong lúc cấp cứu. Bệnh viện nói cháu chữa bệnh trái tuyến nên không được bảo hiểm chi trả nhiều. Em đi xin giấy chuyển viện ở địa phương để đi đúng tuyến thì bị bắt phải bế con theo… Con em nằm đấy cấp cứu làm sao em bắt con thế được. Giấy tờ, thủ tục khó nên những lần chữa bệnh trước mọi chi phí gia đình phải tự trả. Cháu nhập viện đã tốn 4, 5 triệu… Hàng ngày cháu lại phải đi tập vận động cho trẻ bị bại não với giá 100 nghìn/1 tiếng.
“Tiền ăn, tiền thuốc, tiền đi lại trong nhiều lần khám chữa bệnh của con nhà em đã tốn hơn 100 triệu đồng. Bởi thế gia đình em đã đi vay nợ rất nhiều” chị Sáu tính toán.
Chị Sáu ở nhà làm nông nghiệp, trồng rau, trồng lúa. Chồng chị Sáu đi làm thợ xây, ngày công được hơn 100 nghìn/1 ngày. Cố gắng đến mấy cũng chỉ đủ ăn và lo cho con đi học. Thế nhưng đến thời điểm bây giờ đã là hơn 2 năm anh chị tất tả đưa con đi chữa bệnh. Anh chị đang mong từng ngày con khỏi bỏng, rồi từ từ chữa bại não. Hành trình đó còn dài và xa. “Mong từng đồng tiền ủng hộ của bạn đọc cho gia đình chị vượt qua những khó khăn này”.
Tú Anh Hằng
TIN BÀI KHÁC:
Đớn đau ngồi nhìn chồng rụng dần chân tay
Bồi dưỡng bệnh, bé Thanh Tuyền phải ăn cơm từ thiện
Đau đớn nhìn những đứa con lần lượt...chết
Xót lòng vợ chăm chồng và hai con trai bệnh hiểm nghèo
Côi cút 4 trẻ mồ côi bên bến đò Thạnh Mỹ
Cụ bà 83 tuổi nuôi 3 con và cháu ngây dại
Gia cảnh bi đát hai thuyền viên chết chìm
Bụng cháu trướng to, em tưởng cháu chết mất!
Xót lòng cha thần kinh nuôi hai con thơ
Bồi dưỡng bệnh, bé Thanh Tuyền phải ăn cơm từ thiện
Đau đớn nhìn những đứa con lần lượt...chết
Xót lòng vợ chăm chồng và hai con trai bệnh hiểm nghèo
Côi cút 4 trẻ mồ côi bên bến đò Thạnh Mỹ
Cụ bà 83 tuổi nuôi 3 con và cháu ngây dại
Gia cảnh bi đát hai thuyền viên chết chìm
Bụng cháu trướng to, em tưởng cháu chết mất!
Xót lòng cha thần kinh nuôi hai con thơ
Chị Nguyễn Thị Sáu (ở thôn 2, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Hà Nội) nằm ôm đứa con 4 tuổi đang khóc ở khoa bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia. Hai mẹ con co quắp, tội nghiệp. Cháu Toàn bị bại não từ nhỏ, lớn lên với những dấu hiệu khác thường… Vừa rồi do cào, cấu nồi nước sôi cháu lại bị bỏng toàn bộ phần ngực và phần cánh tay non dại.
“Con ơi con đừng khinh mẹ!”
“Con há miệng ra nói cho mẹ xem nào. Con há miệng ra để mẹ xem con có ngậm cái gì không mà con không chịu nói? Con gọi mẹ đi con” nhiều khi ngồi trông con chị Sáu quát con như van nài để con nói… Thế nhưng đáp lại Toàn chỉ nhìn mẹ bằng con mắt vô hồn - Một đôi mắt to với phần đồng tử giãn.
Lúc tủi thân, chị nói với con vừa đau đớn vừa chua xót “Con ơi con đừng khinh mẹ, con nói với mẹ đi”. Thế nhưng vẫn một đôi mắt vô hồn ấy nhìn chị. Nỗ lực của người mẹ nghèo như chị ngày càng rơi vào bế tắc khi Toàn lên 2, lên 4 chỉ biết khóc ư ử nhưng không thành tiếng.
Toàn không nháy mắt, không động đậy kể cả khi người lạ đến gần |
“Cả nhà em không ai bệnh tật. Bố cháu, các cô, chú thời đi học đều rất thông minh và học khá. Em cũng không biết bệnh của cháu là do đâu. Chỉ biết con có bệnh, nhà nghèo cũng phải cố gắng”.
Trong những ngày chị Sáu chăm con ở viện, chồng chị đi làm thợ xây kiếm thêm tiền. Chị Sáu bảo với chồng, xót con nhưng cả nhà có 3 người không thể cứ nằm đây ôm nhau mà chờ chết.
Cào nước sôi và bị bỏng nặng
Tuần trước cháu Toàn phải vào Viện Bỏng quốc Gia do khi nghịch, cháu lao ra nồi nước sôi cào, kéo nồi nước vào phía mình. Câu chuyện kể đứt quãng của mẹ Toàn cho thấy cháu có rất nhiều biểu hiện bất thường do bệnh bại não. “Khi thường con em chẳng nói thế nhưng bỗng chốc cháu lại nghịch kinh hoàng. Cánh cửa cổng cháu trèo thoăn thoắt. Cháu bị bỏng thế này cũng do cháu nghịch quá, thấy nồi nước sôi cũng ra cào, cấu khiến nước dội vào người”.
Phần ngực của Toàn bị bỏng. Mẹ Sáu bảo: Da non đang kiến tạo trên những vết bỏng trong ngày rét mướt của bé Toàn |
Phần da bị bỏng trên người khi được điều trị bao giờ cũng tanh tưởi, phần da của Toàn giờ cũng ri rỉ nước và bốc mùi như thế. Ôm con bệnh, chị Sáu lúc nào cũng cầu cho con đỡ nhanh để về nhà: Cháu sẽ ở hết tuần này đến tuần sau tạm ổn là cháu về. Ở đây nhà em không kham nổi phí khám chữa bệnh. Ở lâu viện rồi, em không dám mong con em khỏe mạnh, hoàn hảo nữa. Em chỉ cầu cháu biết ăn, biết đi là được.
Hơn 2 năm qua, vợ chồng anh chị Sáu ôm con đi chữa bệnh ở nhiều nơi. Chị kể lại: Khi em đưa con đến viện là trong lúc cấp cứu. Bệnh viện nói cháu chữa bệnh trái tuyến nên không được bảo hiểm chi trả nhiều. Em đi xin giấy chuyển viện ở địa phương để đi đúng tuyến thì bị bắt phải bế con theo… Con em nằm đấy cấp cứu làm sao em bắt con thế được. Giấy tờ, thủ tục khó nên những lần chữa bệnh trước mọi chi phí gia đình phải tự trả. Cháu nhập viện đã tốn 4, 5 triệu… Hàng ngày cháu lại phải đi tập vận động cho trẻ bị bại não với giá 100 nghìn/1 tiếng.
“Tiền ăn, tiền thuốc, tiền đi lại trong nhiều lần khám chữa bệnh của con nhà em đã tốn hơn 100 triệu đồng. Bởi thế gia đình em đã đi vay nợ rất nhiều” chị Sáu tính toán.
Chị Sáu ở nhà làm nông nghiệp, trồng rau, trồng lúa. Chồng chị Sáu đi làm thợ xây, ngày công được hơn 100 nghìn/1 ngày. Cố gắng đến mấy cũng chỉ đủ ăn và lo cho con đi học. Thế nhưng đến thời điểm bây giờ đã là hơn 2 năm anh chị tất tả đưa con đi chữa bệnh. Anh chị đang mong từng ngày con khỏi bỏng, rồi từ từ chữa bại não. Hành trình đó còn dài và xa. “Mong từng đồng tiền ủng hộ của bạn đọc cho gia đình chị vượt qua những khó khăn này”.
Tú Anh Hằng
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: 1. Gửi trực tiếp chị Nguyễn Thị Sáu ở thôn 2, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Hà Nội. ĐT: 01688009687 2. Hoặc Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ chị Nguyễn Thị Sáu) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: - Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: - BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX 3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |