- Sau khi đọc bài “Việt Nam: Trung tâm công nghiệp xe máy châu Á?”, nhiều bạn đọc đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC:
Xe máy vẫn sử dụng rộng rãi…20 năm nữa?
Email tungtrq@yahoo.com viết: “Quả đúng là Việt Nam hiện tiêu thụ rất nhiều xe máy và các nhà sản xuất đã và đang đầu tư khá mạnh. Như thế là tốt. Vấn đề là chính sách của Nhà nước phải ổn định thì mới có thể có kế hoạch dài hơi. Thỉnh thoảng Nhà nước lại có động thái như ‘cấm xe máy trong thành phố’ sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư. Tất nhiên chủ trương cũng cần có kế hoạch dài hơi nhưng nên thận trọng và thực tế.
Xe máy ở Việt Nam tôi nghĩ có thể để cho sử dụng rộng rãi 20 năm nữa. Sau đó mới có thể tính tới chuyện cấm hay hạn chế trong đô thị. Tất nhiên thay thế xe máy sẽ là ô tô hoặc tàu điện nhưng ô tô thì có thể 20 năm nữa cũng rất ít hy vọng vì hạ tầng không thể phát triển được nữa.
Việt Nam nên là trung tâm sản xuất xe máy của châu Á như ý kiến của JICA. Cá nhân tôi thấy nếu có trung tâm nghiên cứu phát triển xe máy tại Việt Nam, rất có thể sẽ xuất hiện các dòng xe máy mới phù hợp hơn với tương lai của thế giới như xe máy có mui, xe máy chạy acquy vừa tiết kiệm, vừa thân thiện với môi trường.”
Bạn đọc Uông Nguyễn (email ulnguyen_@hotmail.com) cũng tán thành: “Ai có thể tin rằng Nhật Bản sản xuất xe hơi và chiếm lĩnh thị trường toàn thế giới sau thế chiến thứ nhất và thứ hai? Ai có thể tin rằng Hàn Quốc sẽ là trung tâm nghiên cứu và sản xuất mặt hàng điện tử và cạnh tranh trên toàn cầu? Cách đây một trăm năm ai dám tin Việt Nam sẽ đứng đầu thế giới về xuất khẩu cafê? Câu trả lời lúc đó là ‘không’, nhưng nay đã là sự thật. Hãy nhớ lời Bác Hồ và vững lòng lập lộ trình cho nền công nghiệp nước nhà: ‘Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên’.”
Bạn đọc Lê Văn Sáu (email vnpt_vnpt2@yahoo.com) phụ họa: “Nếu Việt Nam trở thành trung tâm công nghiệp xe máy hoặc trung tâm gia công xe máy tạo thu nhập tốt cho người lao động thì cũng rất đáng hoan nghênh.”
Email camautown@yahoo.com hùa theo: “JICA khuyên chúng ta phát triển sản xuất - xuất khẩu xe máy chứ có kêu chúng ta sử dụng đâu! Tôi thấy cũng đúng, ô tô chúng ta không phát triển được thì cũng nên phát triển xe máy để xuất khẩu là phù hợp với năng lực thực tại, chúng ta đang có lợi thế thì nên tận dụng và đẩy mạnh nó.”
Email lymith@yahoo.com phân tích: “Việt Nam có nhiều điều kiện tốt để trở thành trung tâm xe máy, vì nhu cầu cao, nhưng vấn đề quan trọng nhất là luật lệ tại Việt Nam không rõ ràng, không đồng bộ và hay thay đổi. Nhất là khi áp dụng các mức thuế, nhiều công ty bị truy thu thuế các năm cũ vì một chính sách mới, vừa đươc thông qua. Luật lệ không ổn định làm nhiều công ty ngại ngần, nhất là theo lộ trình Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, chậm nhất đến năm 2015, Việt Nam phải phá bỏ hàng rào thuế quan hay là giảm thuế nhập rất nhiều. Việt Nam đã bõ lỡ cơ hội nhiều năm để chuẩn bị và thu hút đầu tư nước ngoài, bây giờ chỉ còn vài năm, biết có thu hút được đầu tư không? Vài năm nữa, 1 chiếc xe sản xuất tại Thái Lan, hay tại Lào, Myanmar khi nhập khẩu vào Việt Nam cũng không phải chịu thêm thuế nào cả, mà sản xuất tại Thái Lan, Lào hay Myanmar, thì được lợi thế hơn nhiều về các khoản khuyến khích đầu tư tại những nước đó và luật lệ ổn định hơn nhiều.”
Nên nghiên cứu sản xuất xe máy, ô tô chạy điện
Theo email minh@yahoo.com thì: “Quá sai lầm khi đi phát triển xe máy. Những nước phát triển người ta rất hạn chế dùng xe máy, bởi nó là phương tiện kém an toàn nhất trong các phương tiện giao thông hiện nay. Tai nạn giao thông tại Việt Nam chủ yếu liên quan tới xe máy. Ngay tại nhiều thành phố của Trung Quốc, người ta cấm hoàn toàn xe máy như Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh. Thế mà Việt Nam lại đi phát triển xe máy?
Cùng quan điểm với ý kiến trên, email tinhanhvannhuthe@yahoo.com đặt câu hỏi: “Giờ mà còn phát triển công nghiệp xe máy ư? Người ta đã chuyển sang đi Ôtô hết rồi. Đến bao giờ nhà mình mới có Audi. Đến bao giờ nhà mình mới có MW đi chơi?”
Ý kiến của email bigbaby2902@yahoo.com: “Nếu muốn trở thành trung tâm xe máy thì phải có nhãn hiệu riêng Made in Việt Nam, trong bài báo tôi toàn thấy các thương hiệu của Nhật (Honda, Yamaha, Piaggio), thế chả khác nào Việt Nam vẫn là nước gia công cho công ty Nhật.”
Email icmhanoi@gmail.com lo ngại: “Các thị trường lớn như Hà Nội, TP. HCM nào ‘xóa điểm đỗ’, nào ‘tăng trước bạ’, nào ‘thu phí lưu hành’... Ngành công nghiệp ô tô - xe máy có mà phát triển vào...mộng.”
Nhận xét của email chiecla.cuoicung.1992@gmail.com: “Có trở thành trung tâm xe máy cũng đều là công ty nước ngoài cả thôi, chứ chả có công ty nào là của Việt Nam.”
Chia sẻ với ý kiến trên, email thanhoang68@vnn.vn phân tích rõ hơn: “Thực tế là các thương hiệu xe máy đang tiêu thụ trên thị trường nằm trong quyền sở hữu của các công ty đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Italy,...Các công ty Việt Nam chỉ mới gia công các bộ phận, chi tiết không đòi hỏi kỹ thuật cao theo đơn đặt hàng của các công ty nói trên. Vật tư, nguyên liệu để chế tạo thì vẫn phải nhập hầu hết. Tuy nhiên nếu đủ khả năng gia công linh kiện xe máy với các tiêu chuẩn kỹ thuật cao thì cũng có thể dần bước sang gia công một số linh kiện ô tô (loại bình dân) và các loại máy móc, phương tiện khác...Còn chuyện xây dựng một thương hiệu ô tô thuần Việt là chuyện có vẻ như không tưởng, vì ngay với xe máy đã thấy khó rồi. Người Việt Nam nên xác định xe máy vẫn là phương tiện giao thông chủ yếu cho thời gian 10 -20 năm nữa.”
Email dowdow178@yahoo.com cảnh báo: “Linh kiện của các hãng xe nước ngoài tại Việt Nam cũng chủ yếu là các công ty của họ gia công mà thôi. Công ty Việt Nam không có chỗ đứng được khi cuộc chơi nằm trong tay ‘nhà cái’. Các công ty nước ngoài họ không để lọt một đồng nào cho xã hội khác ngoại trừ các thành viên dân tộc của họ. Hãy nhìn vào các công trình họ đầu tư tại Việt Nam, từ cái khung nhôm, tay khoá cửa… đều cũng nhập từ nước họ, chứ không bao giờ mua hàng nội địa cả. Đó là tinh thần dân tộc mà người Việt Nam ta nên học tập.”
Email leduongyb@gmail.com ngậm ngùi: “Ngành công nghiệp ô tô cũng như thế này có phải tốt không? Nhìn các nước như Thái Lan, Indo, họ sản xuất ô tô và đã qua rồi thời kỳ xe máy. giờ Việt Nam mới bắt đầu… Không biết Việt Nam sẽ còn đi xe 2 bánh đến bao giờ?”
Bạn đọc Phan Bảo Lâm (email phan_lam15@yahoo.com) đề xuất: “Nếu muốn đi trước thời đại thì Việt Nam nên nghiên cứu sản xuất xe 2 bánh gắn máy chạy điện và ô tô chạy điện. Tình hình xăng dầu hiện nay là rất bấp bênh. 40% sản lượng và 60% dự trữ dầu mỏ của toàn thế giới đều nằm ở các nước thuộc khối OPEC (Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu lửa). Những nước này luôn sẵn sàng ‘làm giá’ dầu bất cứ khi nào.
Khi người ta thí nghiệm thành công dùng năng lượng tổng hợp hạt nhân vào sản xuất điện (nhiên liệu chạy lò phản ứng là ....nước nguyên chất, nói trắng ra là khí hydro, thay cho thanh năng lượng phóng xạ uranium) thì các sản phẩm chạy điện bằng pin sạc dùng nhiều lần nhất định sẽ tràn ngập thị trường.
Đến lúc ấy xe con và xe gắn máy chạy điện không ô nhiễm môi trường, không gây tiếng ồn sẽ được ưu tiên tiêu thụ. Có bạn lo rằng các loại pin sạc không sử dụng vứt đi sẽ gây ô nhiễm môi trường. Nhưng những thứ ấy người ta có thừa khả năng để tái chế, vấn đề là người dùng có ý thức vứt vào nơi tập trung thu gom hay vứt lung tung mà thôi.”
Ban Bạn đọc
TIN BÀI KHÁC:
Tiết kiệm hàng chục triệu USD trong Giờ Trái đất
Dân "oằn mình" vì giá gas tăng
Chủ ô tô ‘lao đao’ với…phí?
Người giàu tiêu hoang, "cả làng" bàn tán
Khó như tìm…công nghiệp mũi nhọn
Thương người trồng sắn
Liệu có giàu bằng …cờ bạc?
Đường gần, sao cứ… ‘bay vòng’ cho xa?
Dân bị đầu độc, lãnh đạo Sở vội đi đám cưới
Chất độc chế vàng trong đất và nước của thôn Rụt!
Dân "oằn mình" vì giá gas tăng
Chủ ô tô ‘lao đao’ với…phí?
Người giàu tiêu hoang, "cả làng" bàn tán
Khó như tìm…công nghiệp mũi nhọn
Thương người trồng sắn
Liệu có giàu bằng …cờ bạc?
Đường gần, sao cứ… ‘bay vòng’ cho xa?
Dân bị đầu độc, lãnh đạo Sở vội đi đám cưới
Chất độc chế vàng trong đất và nước của thôn Rụt!
Xe máy vẫn sử dụng rộng rãi…20 năm nữa?
Email tungtrq@yahoo.com viết: “Quả đúng là Việt Nam hiện tiêu thụ rất nhiều xe máy và các nhà sản xuất đã và đang đầu tư khá mạnh. Như thế là tốt. Vấn đề là chính sách của Nhà nước phải ổn định thì mới có thể có kế hoạch dài hơi. Thỉnh thoảng Nhà nước lại có động thái như ‘cấm xe máy trong thành phố’ sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư. Tất nhiên chủ trương cũng cần có kế hoạch dài hơi nhưng nên thận trọng và thực tế.
Ảnh minh họa |
Việt Nam nên là trung tâm sản xuất xe máy của châu Á như ý kiến của JICA. Cá nhân tôi thấy nếu có trung tâm nghiên cứu phát triển xe máy tại Việt Nam, rất có thể sẽ xuất hiện các dòng xe máy mới phù hợp hơn với tương lai của thế giới như xe máy có mui, xe máy chạy acquy vừa tiết kiệm, vừa thân thiện với môi trường.”
Bạn đọc Uông Nguyễn (email ulnguyen_@hotmail.com) cũng tán thành: “Ai có thể tin rằng Nhật Bản sản xuất xe hơi và chiếm lĩnh thị trường toàn thế giới sau thế chiến thứ nhất và thứ hai? Ai có thể tin rằng Hàn Quốc sẽ là trung tâm nghiên cứu và sản xuất mặt hàng điện tử và cạnh tranh trên toàn cầu? Cách đây một trăm năm ai dám tin Việt Nam sẽ đứng đầu thế giới về xuất khẩu cafê? Câu trả lời lúc đó là ‘không’, nhưng nay đã là sự thật. Hãy nhớ lời Bác Hồ và vững lòng lập lộ trình cho nền công nghiệp nước nhà: ‘Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên’.”
Bạn đọc Lê Văn Sáu (email vnpt_vnpt2@yahoo.com) phụ họa: “Nếu Việt Nam trở thành trung tâm công nghiệp xe máy hoặc trung tâm gia công xe máy tạo thu nhập tốt cho người lao động thì cũng rất đáng hoan nghênh.”
Email camautown@yahoo.com hùa theo: “JICA khuyên chúng ta phát triển sản xuất - xuất khẩu xe máy chứ có kêu chúng ta sử dụng đâu! Tôi thấy cũng đúng, ô tô chúng ta không phát triển được thì cũng nên phát triển xe máy để xuất khẩu là phù hợp với năng lực thực tại, chúng ta đang có lợi thế thì nên tận dụng và đẩy mạnh nó.”
Email lymith@yahoo.com phân tích: “Việt Nam có nhiều điều kiện tốt để trở thành trung tâm xe máy, vì nhu cầu cao, nhưng vấn đề quan trọng nhất là luật lệ tại Việt Nam không rõ ràng, không đồng bộ và hay thay đổi. Nhất là khi áp dụng các mức thuế, nhiều công ty bị truy thu thuế các năm cũ vì một chính sách mới, vừa đươc thông qua. Luật lệ không ổn định làm nhiều công ty ngại ngần, nhất là theo lộ trình Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, chậm nhất đến năm 2015, Việt Nam phải phá bỏ hàng rào thuế quan hay là giảm thuế nhập rất nhiều. Việt Nam đã bõ lỡ cơ hội nhiều năm để chuẩn bị và thu hút đầu tư nước ngoài, bây giờ chỉ còn vài năm, biết có thu hút được đầu tư không? Vài năm nữa, 1 chiếc xe sản xuất tại Thái Lan, hay tại Lào, Myanmar khi nhập khẩu vào Việt Nam cũng không phải chịu thêm thuế nào cả, mà sản xuất tại Thái Lan, Lào hay Myanmar, thì được lợi thế hơn nhiều về các khoản khuyến khích đầu tư tại những nước đó và luật lệ ổn định hơn nhiều.”
Nên nghiên cứu sản xuất xe máy, ô tô chạy điện
Theo email minh@yahoo.com thì: “Quá sai lầm khi đi phát triển xe máy. Những nước phát triển người ta rất hạn chế dùng xe máy, bởi nó là phương tiện kém an toàn nhất trong các phương tiện giao thông hiện nay. Tai nạn giao thông tại Việt Nam chủ yếu liên quan tới xe máy. Ngay tại nhiều thành phố của Trung Quốc, người ta cấm hoàn toàn xe máy như Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh. Thế mà Việt Nam lại đi phát triển xe máy?
Cùng quan điểm với ý kiến trên, email tinhanhvannhuthe@yahoo.com đặt câu hỏi: “Giờ mà còn phát triển công nghiệp xe máy ư? Người ta đã chuyển sang đi Ôtô hết rồi. Đến bao giờ nhà mình mới có Audi. Đến bao giờ nhà mình mới có MW đi chơi?”
Ý kiến của email bigbaby2902@yahoo.com: “Nếu muốn trở thành trung tâm xe máy thì phải có nhãn hiệu riêng Made in Việt Nam, trong bài báo tôi toàn thấy các thương hiệu của Nhật (Honda, Yamaha, Piaggio), thế chả khác nào Việt Nam vẫn là nước gia công cho công ty Nhật.”
Email icmhanoi@gmail.com lo ngại: “Các thị trường lớn như Hà Nội, TP. HCM nào ‘xóa điểm đỗ’, nào ‘tăng trước bạ’, nào ‘thu phí lưu hành’... Ngành công nghiệp ô tô - xe máy có mà phát triển vào...mộng.”
Nhận xét của email chiecla.cuoicung.1992@gmail.com: “Có trở thành trung tâm xe máy cũng đều là công ty nước ngoài cả thôi, chứ chả có công ty nào là của Việt Nam.”
Chia sẻ với ý kiến trên, email thanhoang68@vnn.vn phân tích rõ hơn: “Thực tế là các thương hiệu xe máy đang tiêu thụ trên thị trường nằm trong quyền sở hữu của các công ty đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Italy,...Các công ty Việt Nam chỉ mới gia công các bộ phận, chi tiết không đòi hỏi kỹ thuật cao theo đơn đặt hàng của các công ty nói trên. Vật tư, nguyên liệu để chế tạo thì vẫn phải nhập hầu hết. Tuy nhiên nếu đủ khả năng gia công linh kiện xe máy với các tiêu chuẩn kỹ thuật cao thì cũng có thể dần bước sang gia công một số linh kiện ô tô (loại bình dân) và các loại máy móc, phương tiện khác...Còn chuyện xây dựng một thương hiệu ô tô thuần Việt là chuyện có vẻ như không tưởng, vì ngay với xe máy đã thấy khó rồi. Người Việt Nam nên xác định xe máy vẫn là phương tiện giao thông chủ yếu cho thời gian 10 -20 năm nữa.”
Email dowdow178@yahoo.com cảnh báo: “Linh kiện của các hãng xe nước ngoài tại Việt Nam cũng chủ yếu là các công ty của họ gia công mà thôi. Công ty Việt Nam không có chỗ đứng được khi cuộc chơi nằm trong tay ‘nhà cái’. Các công ty nước ngoài họ không để lọt một đồng nào cho xã hội khác ngoại trừ các thành viên dân tộc của họ. Hãy nhìn vào các công trình họ đầu tư tại Việt Nam, từ cái khung nhôm, tay khoá cửa… đều cũng nhập từ nước họ, chứ không bao giờ mua hàng nội địa cả. Đó là tinh thần dân tộc mà người Việt Nam ta nên học tập.”
Email leduongyb@gmail.com ngậm ngùi: “Ngành công nghiệp ô tô cũng như thế này có phải tốt không? Nhìn các nước như Thái Lan, Indo, họ sản xuất ô tô và đã qua rồi thời kỳ xe máy. giờ Việt Nam mới bắt đầu… Không biết Việt Nam sẽ còn đi xe 2 bánh đến bao giờ?”
Bạn đọc Phan Bảo Lâm (email phan_lam15@yahoo.com) đề xuất: “Nếu muốn đi trước thời đại thì Việt Nam nên nghiên cứu sản xuất xe 2 bánh gắn máy chạy điện và ô tô chạy điện. Tình hình xăng dầu hiện nay là rất bấp bênh. 40% sản lượng và 60% dự trữ dầu mỏ của toàn thế giới đều nằm ở các nước thuộc khối OPEC (Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu lửa). Những nước này luôn sẵn sàng ‘làm giá’ dầu bất cứ khi nào.
Khi người ta thí nghiệm thành công dùng năng lượng tổng hợp hạt nhân vào sản xuất điện (nhiên liệu chạy lò phản ứng là ....nước nguyên chất, nói trắng ra là khí hydro, thay cho thanh năng lượng phóng xạ uranium) thì các sản phẩm chạy điện bằng pin sạc dùng nhiều lần nhất định sẽ tràn ngập thị trường.
Đến lúc ấy xe con và xe gắn máy chạy điện không ô nhiễm môi trường, không gây tiếng ồn sẽ được ưu tiên tiêu thụ. Có bạn lo rằng các loại pin sạc không sử dụng vứt đi sẽ gây ô nhiễm môi trường. Nhưng những thứ ấy người ta có thừa khả năng để tái chế, vấn đề là người dùng có ý thức vứt vào nơi tập trung thu gom hay vứt lung tung mà thôi.”
Ban Bạn đọc