- Đó sẽ là ám ảnh cả đời với những ai chứng kiến, một đứa trẻ co quắp, ngặt nghẽo ở cổng chùa trong một buổi sáng mùa hè. Bé khóc ngặt, lấy tay che vùng kín và trên người đầy những vết bệnh tay chân miệng…

Tin bài cùng chuyên mục:



Hồi ức mẹ Quý…

Chúng tôi trở lại chùa Bồ Đề khi bé N.Đ.H.H đã hồi phục. Thế nhưng những người chứng kiến vẫn không thôi xót xa về một cô bé đang quay cuồng với những thương tật ghê gớm trên người và những nỗi ám ảnh ghê sợ từ cuộc đời.
Bé H sau khi đã phục hồi ở chùa Bồ Đề.


Theo lời của chị La Thị Quý, người mẹ nhận chăm sóc H thì: Cách đây khoảng một tháng, có một bé gái 5 tuổi được đem đến để ở cổng chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) trong tình trạng toàn thân bị bầm tím, cửa mình bị rách, chảy máu, tinh thần hoảng loạn.

Hôm ấy là vào ngày 14-2 âm lịch, trong túi của bé bị bỏ lại chùa có tờ giấy ghi lại: "Nhà hoàn cảnh nghèo khó không nuôi được cháu, mong các sư nuôi cháu, khi nào gia đình có điều kiện sẽ quay lại đón cháu. Cháu tên là N.Đ.H.H, sinh ngày 24-4-2007".  
 
Khi nhận bé H xong, các sư thầy trong chùa giao cho chị Quý chăm cháu. chị thấy người bé có mùi tanh khó chịu. Chị đưa bé đi rửa ráy, phát hiện thêm người bé nhiều bệnh tật, nguy kịch nhất là bệnh tay chân miệng.
 
Sư thầy trong chùa và các mẹ khác ở chùa Bồ Đề đưa cháu đến Bệnh viện Đức Giang để khám. Khi khám xong cho bé H, bác sĩ gọi chị Quý ra chỗ ít người mà nói nhỏ: “Cháu có dấu hiệu rõ ràng bị xâm hại". Còn trong sổ bệnh án, các bác sĩ ghi: "Viêm âm hộ, màng trinh bị rách", rồi cho tôi thuốc và bày cách vệ sinh cho cháu".

Sau nhiều lần đi khám khác, H phải điều trị một thời gian dài trong viện, chị La Thị Quý là người chăm sóc H. Bao nhiêu yêu thương, chua xót dồn chị Quý đến tận cùng những lời cay độc khi trò truyện với một người lạ.
Luôn là một tư thế co quắp tội nghiệp...


Có khổ vẫn phải thương!

Chị Quý thách thức tất cả mọi người đến thăm H, chị bảo: Nói thương cháu, nói yêu cháu vậy ai có đủ sức đến chăm cháu một ngày? Tôi cho là giỏi là thương thật.

Chị Quý có 2 đứa con trai, chị dậy sớm nên một cháu 5 tuổi vẫn đáng ngủ, còn một cháu mới được 18 tháng dậy theo mẹ. Đặt con mình ngồi chơi chị dỗ dành cho bé H trước. Biết bé H chịu nhiều đau khổ thiệt thòi nhưng chị cũng chỉ biết vỗ về như nựng con mình, chỉ mong cô bé qua cơn đau khốn khổ này.

Là một người từng có kinh nghiệm chăm sóc những người bị bệnh thần kinh, chị Quý cho rằng những triệu chứng hành vi của bé do là bại não bẩm sinh. Chị cho biết: Cứ 2 tiếng một ngày, bé H ăn hết 1 tô cháo, cứ 3 tiếng lại ra hiệu đòi đi vệ sinh, và luôn nghiến răng sợ hãi.

Thương bé, bỏ công bỏ sức chăm bé chị Quý phẫn nộ: “Nuôi một đứa con bình thường đã vất vả, với đứa trẻ thiệt thòi bẩm sinh về cơ thể như bé Hạnh càng khó khăn hơn. Như hoàn cảnh của tôi, chồng đi tù, tôi vào chùa nương tựa, tôi mong nuôi các con lớn lên khỏe mạnh, có chết tôi cũng chẳng bỏ con, tôi cứ tự hỏi cha mẹ nào đang tâm rũ bỏ con mình, để con rơi vào thảm cảnh như thế?”

Khuyết tật lại bị xâm hại không hiếm…

Trong pháp luật hình sư, điều 112 có quy định về loại tội này. Với trường hợp bé H.H chưa đủ 5 tuổi: Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Bạn đọc có thể giúp đỡ cho bé bằng cách đến trực tiếp chùa Bồ Đề.

Chuyện trẻ khuyết tật bị xâm hại là một thực tế rất phổ biến và là tội ác đáng lên án. Trẻ em và người khuyết tật là nhóm người cần được bảo vệ vì nhóm đối tượng này hầu như không có khả năng tự bảo vệ.

Tuy nhiên vấn nạn này chưa được quan tâm và giải quyết triệt để…

Công ước quốc tế về quyền trẻ em khẳng định mọi trẻ em đều bình đẳng. Các em khuyết tật cũng cần được đối xử như trẻ bình thường.

Sự thiếu quan tâm của cha mẹ vô tình tạo ra tác nhân cho hành vi của kẻ xâm hại trẻ em. Nhiều bậc cha mẹ đã chủ quan khi để con mình trước những nguy cơ như hàng xóm, người trong nhà...

Khi bị xâm hại về tình dục và sức khỏe, trẻ khuyết tật khó có thể phục hồi và bị ám ảnh cả đời.

  • T. Phan

Mọi sự giúp đỡ cho bé Đ.T.H.H bạn đọc vui lòng gửi đến trực tiếp Chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội), nơi đang nuôi dưỡng bé.