- Không hiểu tại sao khi gặp người đàn bà bất hạnh ấy, tôi lại chạnh lòng nhớ từng câu thơ Nguyễn Du trong Văn chiêu hồn cách đây mấy trăm năm. Dường như nỗi đớn đau một kiếp người đã vận vào cuộc đời hẩm hiu của số phận mà bà đang gánh chịu…?
TIN BÀI KHÁC:
“Thương thay cũng một kiếp người …”, Kiếp người ấy của cụ bà Đặng Thị Chiểu (93 tuổi), trú tổ 9, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đã khiến tôi rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh bà một mình nằm trên manh chiếu dưới nền căn nhà toang hoác với cơn thở dốc giữa trưa nắng tháng 5 như đổ lửa, mà như lời bà nói trong tiếng thì thào rằng bà đang khát nước và đói!
Bà Chiểu nằm như vậy không biết đã bao nhiêu ngày rồi. Tôi chỉ biết hôm đến thăm, bà yếu lắm, nằm một mình không ai săn sóc khi cái tuổi gần đất xa trời.
Những người hàng xóm với bà Chiểu kể lại rằng, cả một đời bà chắt chiu lăn lộn với nghề bán nước chè nơi chợ Hà Lam để nuôi 3 đứa con trai khi người chồng bạc phước ra đi vì bạo bệnh.
Bà ở vậy với nghề bán nước chè để nuôi 3 đứa con trai khôn lớn. Nhưng 2 đứa mắc bệnh tâm thần chỉ biết ngồi một chỗ đòi ăn. Còn đứa con trai duy nhất tạm cho là lành lặn mà bà kỳ vọng chỗ nương tựa tuổi già không may mắc bệnh hiểm nghèo bỏ bà đi đã mấy năm nay.
Giờ chỉ còn lại mình bà và hai đứa con nửa tỉnh, nửa mê. Đến khi sức cùng lực kiệt, bà nằm một chỗ mà không biết hai đứa “trẻ lâu năm” ấy bây giờ ở đâu.
Tôi bước vào căn nhà mà nói đúng hơn như chiếc tổ nhỏ với đủ mùi ẩm mốc, hôi hám. Bà nằm thở thoi thóp trên nền nhà, khuôn mặt tái nhợt và hai tay run rẩy cùng đôi mắt mờ đục không biết bà ngủ hay thức.
Khi chạm tay vào, cụ đưa hai tay quờ quạng, đôi môi mấp máy bà thì thào bảo: nước. Tôi đưa chai nước, cụ Chiểu ngồi uống và sau cơn khát cụ lại thì thào bảo: đói và đòi ăn.
Người đồng nghiệp của tôi chạy vội ra con phố trước nhà mua vội tô cháo mang vào, cụ Chiểu ngồi ăn như chưa bao giờ được ăn. Tôi biết cụ đang đói và khát suốt mấy ngày nay khi nằm một mình nơi căn nhà vắng.
Khi cụ Chiểu hồi tỉnh, tôi hỏi thăm con cụ đâu? Cụ nằm lắc đầu, hai giọt nước mắt tuôn trào nơi khóe mắt. Trong giọng đứt quãng của tuổi già, cụ bắt đầu kể về số phận hẩm hiu của đời mình: “Ổng bỏ tui và 3 đứa nhỏ ra đi, tui cố nuôi, đến khi lớn thì hai đứa tâm thần, còn một đứa theo ổng rồi…”
“Tui bán nước chè nơi chợ để nuôi hai đứa, đến khi già thì hai chân bị bại liệt nằm một chỗ như ri. Cũng may nhờ bà con hàng xóm cưu mang giúp đỡ tui mới sống đến hôm nay chú à…” Bà Chiểu kể trong tiếng nấc nghẹn.
Chị Thủy Thị Bảy (43 tuổi) nhà sống cạnh nhà cụ Chiểu kể rằng: Hồi cụ còn khỏe thì cụ Chiểu đi bán nước chè cũng đủ sống cho 3 mẹ con. Khổ nỗi là hai đứa con cụ bị tâm thần, không giúp được gì, suốt ngày đập phá, đòi ăn…Mấy năm nay chân cụ bị liệt phải nằm một chỗ không người săn sóc, bà con tui ở đây kẻ ít người nhiều gom góp giúp cụ, lúc rảnh rỗi thay nhau chăm sóc cụ…”
“Hồi cụ còn khỏe, mặc dù đôi chân bị bại liệt do tuổi già, cụ bò ra chợ vừa bán nước chè, vừa xin ăn. Đến bây giờ sức cùng lực kiệt, cụ nằm một chỗ trong cô đơn tuyệt vọng…Chị Lê Thị Vân hàng xóm kể.
“Đến bây giờ sự sống của cụ Chiểu chỉ còn trông đợi vào sự cưu mang, đùm bọc của bà con chòm xóm và những tấm lòng từ tâm….” – Chị Hà Thị Phần (45 tuổi) phật tử chùa Giác Nguyên, huyện Thăng Bình hay đến chăm sóc cụ kể trong nỗi xót thương.
Nhiều người hàng xóm kể cho tôi nghe rằng cũng nhờ trời thương nên cụ vẫn khỏe. Thời gian gần đây do cụ già yếu nằm một chỗ, thường hay bị đói và khát do không ai săn sóc nhưng cụ vẫn sống.
Ông Võ Văn Anh, tổ trưởng tổ 9, thị trấn Hà Lam cho biết hoàn cảnh của cụ Đặng Thị Chiểu khốn khó và đơn độc là đúng sự thật. Nhiều năm qua chính quyền địa phương đã quan tâm chăm sóc theo chế độ hộ nghèo và chế độ người cao tuổi. Chỉ khổ một điều là khi cụ đau ốm nằm một chỗ không người săn sóc. Hai đứa con thì bị tâm thần, dở dở ương ương không hề biết đến mẹ già.
“Bà con trong tổ dân phố thay nhau chăm sóc cụ. Nhưng khổ nỗi ai cũng nghèo và bận rộn chuyện mưu sinh. Nên việc chăm sóc cụ chưa được chu đáo. Chúng tôi đang làm hồ sơ đưa cụ vào trung tâm dưỡng lão. Nhưng chưa biết phải làm hồ sơ thế nào…” Ông Anh nói.
Rời căn nhà ẩm mốc, nơi có cụ Chiểu nằm một mình giữa cơn đói khát vì không người săn sóc. Tôi vẫn còn nhớ như in lời những người hàng xóm bảo rằng: “Bà con tui ở đây ai cũng nghèo, nên không giúp cụ được nhiều…”. Khi quay lại nhìn cụ, vẫn hình hài co quắp đang nằm trên nền đất lạnh giữa trưa nắng tháng 5 như đổ lửa. Tôi chỉ biết cầu mong đâu đó trên đất nước này những lòng nhân cùng chung tay giúp sức để cụ Chiểu không còn cảnh đói lả khi sức cùng lực kiệt của tuổi già đơn độc trong căn nhà vắng.
Vũ Trung - Hà Kiều
TIN BÀI KHÁC:
Ông già buồn tủi, lủi thủi nuôi cháu chăm con
Còn điều gì nhẫn tâm hơn?
“Mẹ không muốn là gánh nặng cho con”
Trao tiền giúp người cha bán máu chữa bệnh cho con
Trao 10 triệu đồng cho gia đình Điều Tư
Còn điều gì nhẫn tâm hơn?
“Mẹ không muốn là gánh nặng cho con”
Trao tiền giúp người cha bán máu chữa bệnh cho con
Trao 10 triệu đồng cho gia đình Điều Tư
“Thương thay cũng một kiếp người …”, Kiếp người ấy của cụ bà Đặng Thị Chiểu (93 tuổi), trú tổ 9, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đã khiến tôi rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh bà một mình nằm trên manh chiếu dưới nền căn nhà toang hoác với cơn thở dốc giữa trưa nắng tháng 5 như đổ lửa, mà như lời bà nói trong tiếng thì thào rằng bà đang khát nước và đói!
Căn nhà đơn chiếc của cụ Chiểu |
Những người hàng xóm với bà Chiểu kể lại rằng, cả một đời bà chắt chiu lăn lộn với nghề bán nước chè nơi chợ Hà Lam để nuôi 3 đứa con trai khi người chồng bạc phước ra đi vì bạo bệnh.
Bà ở vậy với nghề bán nước chè để nuôi 3 đứa con trai khôn lớn. Nhưng 2 đứa mắc bệnh tâm thần chỉ biết ngồi một chỗ đòi ăn. Còn đứa con trai duy nhất tạm cho là lành lặn mà bà kỳ vọng chỗ nương tựa tuổi già không may mắc bệnh hiểm nghèo bỏ bà đi đã mấy năm nay.
Giờ chỉ còn lại mình bà và hai đứa con nửa tỉnh, nửa mê. Đến khi sức cùng lực kiệt, bà nằm một chỗ mà không biết hai đứa “trẻ lâu năm” ấy bây giờ ở đâu.
Cụ Chiểu vẫn thường xuyên bò, lết ra phố xin ăn qua ngày |
Khi chạm tay vào, cụ đưa hai tay quờ quạng, đôi môi mấp máy bà thì thào bảo: nước. Tôi đưa chai nước, cụ Chiểu ngồi uống và sau cơn khát cụ lại thì thào bảo: đói và đòi ăn.
Người đồng nghiệp của tôi chạy vội ra con phố trước nhà mua vội tô cháo mang vào, cụ Chiểu ngồi ăn như chưa bao giờ được ăn. Tôi biết cụ đang đói và khát suốt mấy ngày nay khi nằm một mình nơi căn nhà vắng.
Khi cụ Chiểu hồi tỉnh, tôi hỏi thăm con cụ đâu? Cụ nằm lắc đầu, hai giọt nước mắt tuôn trào nơi khóe mắt. Trong giọng đứt quãng của tuổi già, cụ bắt đầu kể về số phận hẩm hiu của đời mình: “Ổng bỏ tui và 3 đứa nhỏ ra đi, tui cố nuôi, đến khi lớn thì hai đứa tâm thần, còn một đứa theo ổng rồi…”
“Tui bán nước chè nơi chợ để nuôi hai đứa, đến khi già thì hai chân bị bại liệt nằm một chỗ như ri. Cũng may nhờ bà con hàng xóm cưu mang giúp đỡ tui mới sống đến hôm nay chú à…” Bà Chiểu kể trong tiếng nấc nghẹn.
Cụ Chiểu một mình giữa nền đất lạnh trong căn nhà trống hoác |
“Hồi cụ còn khỏe, mặc dù đôi chân bị bại liệt do tuổi già, cụ bò ra chợ vừa bán nước chè, vừa xin ăn. Đến bây giờ sức cùng lực kiệt, cụ nằm một chỗ trong cô đơn tuyệt vọng…Chị Lê Thị Vân hàng xóm kể.
“Đến bây giờ sự sống của cụ Chiểu chỉ còn trông đợi vào sự cưu mang, đùm bọc của bà con chòm xóm và những tấm lòng từ tâm….” – Chị Hà Thị Phần (45 tuổi) phật tử chùa Giác Nguyên, huyện Thăng Bình hay đến chăm sóc cụ kể trong nỗi xót thương.
Nhiều người hàng xóm kể cho tôi nghe rằng cũng nhờ trời thương nên cụ vẫn khỏe. Thời gian gần đây do cụ già yếu nằm một chỗ, thường hay bị đói và khát do không ai săn sóc nhưng cụ vẫn sống.
Ông Võ Văn Anh, tổ trưởng tổ 9, thị trấn Hà Lam cho biết hoàn cảnh của cụ Đặng Thị Chiểu khốn khó và đơn độc là đúng sự thật. Nhiều năm qua chính quyền địa phương đã quan tâm chăm sóc theo chế độ hộ nghèo và chế độ người cao tuổi. Chỉ khổ một điều là khi cụ đau ốm nằm một chỗ không người săn sóc. Hai đứa con thì bị tâm thần, dở dở ương ương không hề biết đến mẹ già.
“Bà con trong tổ dân phố thay nhau chăm sóc cụ. Nhưng khổ nỗi ai cũng nghèo và bận rộn chuyện mưu sinh. Nên việc chăm sóc cụ chưa được chu đáo. Chúng tôi đang làm hồ sơ đưa cụ vào trung tâm dưỡng lão. Nhưng chưa biết phải làm hồ sơ thế nào…” Ông Anh nói.
Rời căn nhà ẩm mốc, nơi có cụ Chiểu nằm một mình giữa cơn đói khát vì không người săn sóc. Tôi vẫn còn nhớ như in lời những người hàng xóm bảo rằng: “Bà con tui ở đây ai cũng nghèo, nên không giúp cụ được nhiều…”. Khi quay lại nhìn cụ, vẫn hình hài co quắp đang nằm trên nền đất lạnh giữa trưa nắng tháng 5 như đổ lửa. Tôi chỉ biết cầu mong đâu đó trên đất nước này những lòng nhân cùng chung tay giúp sức để cụ Chiểu không còn cảnh đói lả khi sức cùng lực kiệt của tuổi già đơn độc trong căn nhà vắng.
Vũ Trung - Hà Kiều
Mọi sự ủng xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp cụ Đặng Thị Chiểu (93 tuổi), trú tổ 9, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 2. Hoặc qua báo VietNamNet ( Ghi rõ ủng hộ cụ Đặng Thị Chiểu) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: - Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: - BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX 3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |