- Sau khi đọc bài “Phát triển CN ô tô: Đả nhau như chưởng Kim Dung", nhiều bạn đọc đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC:
Muốn lấy anh rể làm chồng
Dại rồi, biết khôn làm sao đây?
Vợ chồng đều có con riêng, tài sản di chúc thế nào?
Cô giáo yoga đi kiện vì cắt chân không được hỏi ý kiến
Bơm tiền gần 300.000 tỷ, vẫn như ‘gió vào nhà trống’?
VietNamNet ‘khô hạn’ đề tài nông thôn, nông dân
Chấp nhận dâng hiến cho người... cùng giới
Yêu cầu CSGT cho xem hình ảnh vi phạm có được không?
Nỗi ám ảnh lớn mang tên: Mẹ chồng!
Con lớn lên, cha mẹ ép nhịn ăn để…không rách cái áo cũ!
Bạn Chiến (email duychien2003@yahoo.com) phân tích: “Bài báo chỉ ra nguyên nhân sâu xa đã ‘giết chết’ ngành công nghiệp ôtô non trẻ ở nước ta. Qua bài viết này, cũng như nhiều nghịch lý ‘tay phải đánh tay trái’ đang tồn tại ở nước ta đã lý giải phần nào nguyên nhân trì trệ, chậm chạp trong rất nhiều lĩnh vực khác nữa.
Vấn đề lớn nhất cần nói là cái tầm tư duy ở cấp vĩ mô nên mới có chuyện muốn giải quyết nạn ùn tắc lại ép dân hạn chế sử dụng phương tiện giao thông! Khác chi cha mẹ thấy con lớn lên, áo bị chật, ép nó nhịn để cơ thể không quá tải với cái áo!
Tầm tư duy non cũng là nguyên nhân của sự thiếu đồng bộ, ‘tay phải đánh tay trái’ là vậy.”
Đức, Mỹ, Nhật đều có ngành công nghiệp ô tô phát triển; nhưng còn bao nhiêu nước có nền kinh tế phát triển có cần phát triển ngành công nghiệp ô tô đâu?
Trong nền kinh tế thì ô tô là mặt hàng tiêu thụ xa xỉ (tốn diện tích đường, bãi đỗ, xăng dầu ...) nên chỉ thích hợp với số ít người sử dụng. Có chính sách hạn chế ô tô thì một nước nghèo như Việt Nam mới phát triển bền vững được!”
Ý kiến của bạn Lê Lan (email lelan13510@yahoo.com) lại khác: “Hà Nội, Sài Gòn nên đánh thuế ô tô mạnh để hạn chế, còn các nơi khác cứ khuyến khích phát triển ô tô. Các thành phố, thị xã, vùng nông thôn rộng lớn không thiếu đường, chỗ đỗ. Vậy hạn chế làm gì? Còn Hà nội, Sài gòn làm gì còn đường, bãi đỗ để cho ô tô đi, muốn có thì chắc phải đập hết các cao ốc mới xây đi cho có đường xe đi.
Ai thích đi ô tô thì hoặc là nộp nhiều tiền, hoặc ra các tỉnh mà sinh sống cho nó có chất lượng. Vừa giãn được mật độ dân cư, vừa phát triển hài hòa các vùng miền.”
Đang theo dõi giải Eurro, email nguyenvanhien0088@gmail.com dứt khoát: “Đá bóng - thua nhiều – ‘trảm’ huấn luyện viên - Không ‘trảm’ nhanh thì… đành chịu thua tiếp vậy.”
Công nghiệp ô tô nội địa hóa mới đạt 10 - 15% , chứ …không phá sản?
Bạn Việt (email viet_thanh1968@yahoo.com) nêu ý kiến: “Hôm trước nghe phóng viên VOV phỏng vấn ông Đỗ Hữu Hào - nguyên Thứ trưởng Bộ CN, phụ trách ngành ô tô ‘có phải chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đã phá sản? Ông Hào trả lời ‘phá sản đâu mà phá sản, nói thế không đúng, chỉ là không đạt chỉ tiêu đề ra, ví dụ, đề án yêu cầu nội địa hóa 40 - 50% nhưng mới chỉ đạt 10 - 15%’.
Thảo nào công nghiệp ô tô Việt Nam chả làm được gì, chỉ phục vụ cho các liên doanh.
Email thanhoang68@vnn.vn đề xuất: “Có khả năng thực hiện được quy hoạch đô thị một cách nghiêm túc rồi mới nghĩ đến phát triển công nghiệp ô tô vì những người có khả năng mua và sử dụng ô tô sống chủ yếu ở đô thị. Cụ thể là giãn được dân cư từ trung tâm ra ngoại ô và di chuyển dân cư từ các đô thị lớn chuyển bớt đến đô thị nhỏ hơn. Nhà chức trách nên thể hiện khả năng giải quyết từ những việc nhỏ nhặt như giải quyết được vấn đề lấn chiếm vỉa hè lòng đường trước đã.
Hạ tầng nên đi trước phương tiện, gọi là ‘làm chuồng trước khi mua bò’. Thái Lan chưa phải một tấm gương tốt để rút kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông. Mà hãy can đảm học các nước Đức, Mỹ, Nhật là những nước có nền công nghiệp ô tô phát triển.”
Phân tích của email bbluan57@yahoo.com: “Trên nhiều mặt kinh tế, xã hội Việt Nam đang thiếu một tổng công trình sư (nhạc trưởng) đủ tầm để thiết kế, điều phối và điều hành các chương trình, dự án. Điều đó dẫn đến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu, chồng chéo, thiếu cơ bản, đánh trống bỏ dùi…Làm cho các dự án không thể ra đời, có ra đời cũng thiếu tính khả thi, mà có khả thi thì cũng khó bề thực hiện. Về công nghiệp ô tô cũng vậy.
Đề nghị Chính phủ không để mỗi Bộ một ý như vậy được mà phải có một đề án tổng thể, trên cơ sở đó giao nhiệm vụ cho từng Bộ để phối hợp thực hiện, có kiểm tra đôn độc định kỳ. Mặt khác, công nghiệp ô tô cũng không thể tự mình phát triển được, mà phải dựa trên đề án tổng thể của Nhà nước về phát triển công nghiệp nói chung, trong đó có phát triển công nghiệp luyện kim, hóa chất, điển tử, tin học…làm nền để công nghiệp ô tô phát triển.
Đây là việc phải làm nghiêm túc và vô cùng khó khăn, phức tạp, không phải chỉ bằng một câu nói, một nghị quyết, hay một chỉ thị mà thành công được. Phải ‘chọn mặt gửi vàng’, phải có người đủ năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết mới làm được. Chỉ còn 8 năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, với tình hình như hiện nay, liệu đến năm 2020 từ ‘sẽ’ có thể được thay bằng từ ‘đã’ hay không thì chưa ai dám chắc. Chủ trương đã có, nhưng điều cần hơn là biện pháp thực hiện. Với tinh thần chủ trương một thì biện pháp phải mười.”
Ban Bạn đọc