- Tôi có mua một chiếc xe máy cũ. Người bán xe có giới thiệu rằng đó là xe máy chính hãng của Yamaha. Thế nhưng khi tôi trả tiền xong, mang về nhà mới biết đó là xe của Trung Quốc.

Tin bài cùng chuyên mục:

Luật sư tư vấn:

Ảnh minh họa

Dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự là thủ đoạn gian dối.

Theo cảm nhận thông thường, trường hợp người bán giao hàng không đúng như đã thỏa thuận ban đầu là có thủ đoạn gian đối.

Tuy nhiên, về mặt pháp lý, thủ đoạn gian dối cần phải có chứng cứ cụ thể xác định như hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, cam kết mua bán. Trong trường hợp này, việc mua bán chỉ có một giấy cam kết trao tay (không ghi rõ về chất lượng xe), người bán chỉ giới thiệu miệng (họ có thể từ chối nếu không có người làm chứng). Mặt khác, bạn mua xe cũ, đã xem xe, trả tiền xong, mang xe rời khỏi nơi người bán và về nhà nên người bán không chịu trách nhiệm về những thay đổi so với lời giới thiệu ban đầu. Do đó, thiếu chứng cứ để xác định người bán có thủ đoạn gian dối, lừa đảo.

Theo quy định về đăng ký xe gắn máy, trong hồ sơ đăng ký xe gắn máy phải có chứng từ chuyển nhượng xe (giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có chứng thực hoặc công chứng theo quy định của pháp luật, ...). Trong trường hợp này, việc mua bán chỉ có một giấy cam kết trao tay nên chưa đúng quy định của pháp luật và bạn cũng có phần lỗi khi chấp nhận việc mua bán này.

Từ những phân tích trên nhận thấy bạn thiếu chứng cứ để tố cáo người bán tội lừa đảo hoặc kiện người bán gian dối và đòi lại tiền.

  • Tư vấn bởi Luật sư Trương Bạch Thủy,  Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng Luật sư Huỳnh Minh Vũ

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ  banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).