- Tóc bạc trắng, mắt mờ, tai nặng... ở cái tuổi "gần đất xa trời" lẽ ra đã được nghỉ ngơi, con cháu phụng dưỡng, nhưng một cụ ông ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) hàng ngày vẫn phải đan rổ bán kiếm tiền lo cơm, cháo, vệ sinh cho đứa con trai bị bệnh.
TIN BÀI KHÁC:
Cả đời làm thuê chống chọi ung thư ác tính
Mẹ thập tử nhất sinh con vẫn bỏ đi hoang
Xót cảnh cả nhà vật vã với những căn bệnh quái ác
Mẹ ơi mắt kia đâu, sao con không thấy đường!?
Chông chênh đường đến trường của cậu trò nghèo học giỏi
"Con ăn ít để tiết kiệm cho mẹ 5 nghìn!"
Đắng lòng gia cảnh 3 anh em mồ côi nhặt cá nuôi thân
Bé ung thư máu cầu cứu sự sống
Thủ khoa KTQD mơ một chiếc xe đạp cho mẹ
Cảnh nghèo bi đát của gia đình công nhân tử nạn
Mẹ thập tử nhất sinh con vẫn bỏ đi hoang
Xót cảnh cả nhà vật vã với những căn bệnh quái ác
Mẹ ơi mắt kia đâu, sao con không thấy đường!?
Chông chênh đường đến trường của cậu trò nghèo học giỏi
"Con ăn ít để tiết kiệm cho mẹ 5 nghìn!"
Đắng lòng gia cảnh 3 anh em mồ côi nhặt cá nuôi thân
Bé ung thư máu cầu cứu sự sống
Thủ khoa KTQD mơ một chiếc xe đạp cho mẹ
Cảnh nghèo bi đát của gia đình công nhân tử nạn
Thương con bệnh tật
Chúng tôi tìm về xóm 9, xã Cẩm Quan, Huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh hỏi đến hoàn cảnh cụ Tịnh ai cũng biết. Nghe có tiếng người lạ, một thanh niên khuôn mặt ngơ ngơ, biểu hiện của bệnh đao chạy ra nhìn rồi im lặng quay đầu đi vào nhà.
Chờ một lúc, thấy một cụ ông đầu bạc trắng, da nhăn nheo, chậm chạp bước ra chào khách, rồi rót nước. Lúc này, cậu thanh niên mới ra bám lấy ông cụ nũng nịu.
Cha già bên đứa con bị bệnh đao ngớ ngẩn không biết gì |
"Nó bị bệnh từ nhỏ đến giờ, không nói được đâu chú ơi. 33 tuổi rồi đó. Bạn bè nó đã vợ, con, nhà cửa cả rồi." cụ Nguyễn Hữu Tịnh (85 tuổi) buồn bã.
Người con mà cụ Tịnh nói tên Nguyễn Hữu Bình (SN 1979), bị bệnh đao từ nhỏ, là con út trong số 10 người con của ông cụ.
Người con mà cụ Tịnh nói tên Nguyễn Hữu Bình (SN 1979), bị bệnh đao từ nhỏ, là con út trong số 10 người con của ông cụ.
Nấu 1 lần ăn cả ngày chỉ có cơm trắng với muối. |
Buồn thay, 10 người con (2 trai, 8 gái) của ông Tịnh, thì cô con gái đầu tên Nguyễn Thị Chương (SN 1956) khi mới được 8 tuổi thì chết vì bệnh ruột thừa.
Người thứ hai, là anh Nguyễn Hữu Hường (55 tuổi), đã có cháu nhưng biểu hiện không được bình thường. Theo cụ Tịnh, có lần anh ta về nhà la hét, đập phá đồ đạc khiến công an xã phải bắt giữ.
Người con thứ 6 tên Nguyễn Thị Lục đã mất cách đây 5 năm vì bệnh tim. Con đông nhưng cuộc sống nghèo khó nên chẳng ai giúp gì được cho ông. Người thì phiêu bạt làm thuê, làm mướn kiếm sống ở miền nam, người thì ở quê bám ruộng, mò cua, bắt ốc đắp đổi qua ngày.
Vợ của ông là bà Trần Thị Danh (SN 1928) đã mất gần 1 năm nay. "Khi bà nó còn sống, gánh nặng nuôi con bệnh còn có bà, giờ chỉ còn 2 cha con trong nhà. Mọi sinh hoạt của nó từ ăn, uống, vệ sinh cho nó tôi đều phải lo." Cụ Tịnh tâm sự.
Gánh nặng cha già
Theo cụ Tịnh, đứa con trai bệnh tật của cụ không biết gì, đến bữa ăn, cụ nấu cơm cho rồi dọn ra, gọi nó dậy ăn. Ăn xong cụ lại lo giặt khăn, lau chùi mồm cho nó, rồi dọn dẹp, rửa chén, bát.
Hàng ngày, phải nhắc và dắt nó đi vệ sinh. Nếu bữa nào cụ quên, hay mệt không đưa nó đi được là y như rằng cậu ta ỉa, đái vầy và luôn trên giường. Cụ lại phải gượng dậy mà lau dọn.
"Nhiều lần đang trong bữa ăn, nó vừa ngồi ăn, vừa đái, ỉa ngay giữa nhà luôn. Khổ không nói hết chú ạ." Cụ Tịnh kể.
Có lần vào buổi tối, không tìm được đèn pin, cụ Tịnh lọ mọ dắt con dậy đi tiểu, không may bị trượt ngã, gãy tay nằm bất động. Trong khi cậu con trai ngớ ngẩn chẳng biết dắt cha dậy, mà cứ đứng thản nhiên như không có chuyện gì. Chỉ đến khi ông hét lên, hàng xóm đến đưa ông cụ đi trạm xá băng bó.
Người thứ hai, là anh Nguyễn Hữu Hường (55 tuổi), đã có cháu nhưng biểu hiện không được bình thường. Theo cụ Tịnh, có lần anh ta về nhà la hét, đập phá đồ đạc khiến công an xã phải bắt giữ.
Người con thứ 6 tên Nguyễn Thị Lục đã mất cách đây 5 năm vì bệnh tim. Con đông nhưng cuộc sống nghèo khó nên chẳng ai giúp gì được cho ông. Người thì phiêu bạt làm thuê, làm mướn kiếm sống ở miền nam, người thì ở quê bám ruộng, mò cua, bắt ốc đắp đổi qua ngày.
Vợ của ông là bà Trần Thị Danh (SN 1928) đã mất gần 1 năm nay. "Khi bà nó còn sống, gánh nặng nuôi con bệnh còn có bà, giờ chỉ còn 2 cha con trong nhà. Mọi sinh hoạt của nó từ ăn, uống, vệ sinh cho nó tôi đều phải lo." Cụ Tịnh tâm sự.
Gánh nặng cha già
Theo cụ Tịnh, đứa con trai bệnh tật của cụ không biết gì, đến bữa ăn, cụ nấu cơm cho rồi dọn ra, gọi nó dậy ăn. Ăn xong cụ lại lo giặt khăn, lau chùi mồm cho nó, rồi dọn dẹp, rửa chén, bát.
Hàng ngày, phải nhắc và dắt nó đi vệ sinh. Nếu bữa nào cụ quên, hay mệt không đưa nó đi được là y như rằng cậu ta ỉa, đái vầy và luôn trên giường. Cụ lại phải gượng dậy mà lau dọn.
"Nhiều lần đang trong bữa ăn, nó vừa ngồi ăn, vừa đái, ỉa ngay giữa nhà luôn. Khổ không nói hết chú ạ." Cụ Tịnh kể.
Có lần vào buổi tối, không tìm được đèn pin, cụ Tịnh lọ mọ dắt con dậy đi tiểu, không may bị trượt ngã, gãy tay nằm bất động. Trong khi cậu con trai ngớ ngẩn chẳng biết dắt cha dậy, mà cứ đứng thản nhiên như không có chuyện gì. Chỉ đến khi ông hét lên, hàng xóm đến đưa ông cụ đi trạm xá băng bó.
Ban ngày, hay đêm đến, cha già lại phải lụ khụ dắt con đi vệ sinh. Nếu quên bữa nào, thì cậu ta cho ra trên giường luôn. |
Cậu con trai bệnh tật được nhà nước cho chế độ 270 ngàn/tháng cũng chỉ đủ đong gạo. Còn cụ Tịnh chẳng có chế độ gì. Thỉnh thoảng đau ốm, cụ còn phải bớt tiền của con mua thuốc.
Thành ra, cơm rau, muối là quen thuộc trong các bữa cơm của hai cha con. Hôm nào có tí thức ăn, thương con, cụ Tịnh chỉ chan tí nước mắm, còn lại nhường con trai hết. Cụ chia sẻ: "Nó ăn mặn lắm, tôi không chia phần, dành hôm sau là có bao nhiêu, nó ăn hết cả bấy nhiêu trong một bữa."
Để có kiếm thêm ít tiền, có chút thức ăn, dù tay, chân đã run rẩy, nhưng cụ Tịnh vẫn đi xin hàng xóm, bà con những đoạn tre cụt về đan rổ bán kiếm tiền.
Thành ra, cơm rau, muối là quen thuộc trong các bữa cơm của hai cha con. Hôm nào có tí thức ăn, thương con, cụ Tịnh chỉ chan tí nước mắm, còn lại nhường con trai hết. Cụ chia sẻ: "Nó ăn mặn lắm, tôi không chia phần, dành hôm sau là có bao nhiêu, nó ăn hết cả bấy nhiêu trong một bữa."
Để có kiếm thêm ít tiền, có chút thức ăn, dù tay, chân đã run rẩy, nhưng cụ Tịnh vẫn đi xin hàng xóm, bà con những đoạn tre cụt về đan rổ bán kiếm tiền.
Những chiếc rổ mà cụ Tịnh xin đụt tre của hàng xóm về đan để bán kiếm ngày 5 - 7 ngàn mua thức ăn cho con trai |
Cụ cho biết, 3 ngày đan được 1 cái, bán 20 ngàn, cũng mua được chục cá cho hai cha con. Nhưng nhiều khi đi xin tre, người ta cũng không cho nên lủi thủi ra về.
"Tôi cũng không sống được lâu nữa. Chỉ thương, sau này tôi chết không biết nó sẽ sống thế nào, ai nấu ăn, tắm rửa, vệ sinh cho nó." Cụ Tịnh lo lắng.
Trần Văn - Duy Tuấn
"Tôi cũng không sống được lâu nữa. Chỉ thương, sau này tôi chết không biết nó sẽ sống thế nào, ai nấu ăn, tắm rửa, vệ sinh cho nó." Cụ Tịnh lo lắng.
Trần Văn - Duy Tuấn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Nguyễn Hữu Tịnh (85 tuổi), xóm 9, xã Cẩm Quan, Huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh 2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ cụ Nguyễn Hữu Tịnh) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: - Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 -Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX 3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: -Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội -Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |