- Bài Giải cứu BĐS: Càng gỡ càng rối” đã thu hút đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC
Tội liên quan đến 600 gam heroin
Đại gia Việt hay... phú ông Việt
“Đánh nhau trượt” có bị tội gây rối trật tự công cộng?
Đồ chơi Trung thu Trung Quốc: Sợ hãi vì độc
Thủ tục để là người giám hộ cho cô 80 tuổi?
Đại gia Việt hay... phú ông Việt
“Đánh nhau trượt” có bị tội gây rối trật tự công cộng?
Đồ chơi Trung thu Trung Quốc: Sợ hãi vì độc
Thủ tục để là người giám hộ cho cô 80 tuổi?
(ảnh minh họa) |
Sao không kiểm toán vài dự án BĐS điển hình?
Theo bạn Trần Khương, email trankhuonggl@yahoo.com thì: Bài viết này khách quan, xây dựng, giúp các DN BĐS nghiên cứu thực tế nhu cầu nhà ở hiện nay, nhằm tìm ra giải pháp tái cấu trúc hợp lý.
Bạn Nam Nguyễn, email khatvong7604@yahoo.com cho rằng: Bài viết đúng. Và đừng có dùng biện pháp giải cứu gì lúc này mà hãy để BĐS về đúng với giá trị thực, phù hợp với mức thu nhập thực sự của đại đa số người dân, chứ không phải chỉ là một nhóm đầu cơ, quan chức có tiền mua đi bán lại giá trên giời. Chuyên gia chiến lược Micheal Poster khi đặt chân đến HN cách đây mấy năm, từ sân bay vào trung tâm mà ông đã thốt lên: VN đang đầu tư vào xây dựng nhà cửa một cách sai lầm.
Email ngcuong50@gmail.com đề xuất: Các chuyên gia kinh tế hãy làm một bài toán thống kê: Số lượng khách hàng tiềm năng, tức là người có tiền, hoặc người đầu tư- đầu cơ, thì bây giờ chắc họ không bỏ vốn vào BĐS và có nhu cầu nhà ở thì đã mua rồi. Thứ hai, những người có thu nhập khá có thể trả dần thì họ cũng tham gia góp tiền mua nhà từ lúc xong móng nhà rồi, và bây giờ họ đang kiện vì giao nhà chậm. Những người còn lại có thu nhập thế nào chắc các chuyên gia cũng hiểu. Giá nhà phải hạ rất nhiều, lớp người này mới mua được, tức là thị trường BĐS mới sống lại được.
Một đề xuất khác, của email lexuan194@gmail.com: Tại sao không thử nghiệm việc kiểm toán chặt chẽ và minh bạch một vài dự án BĐS điển hình để lấy lại niềm tin cho khách hàng? Lấy đó làm chuẩn mực cho việc xác định giá trị thực của hàng hoá BĐS. Đó mới chính là đầu mối để gỡ rối!
Giọng dứt khoát của email haimscn@gmail.com: Không thể cứu được! Vì những kẻ có tiền thì nhà cửa thừa mứa rồi, có chăng chỉ có nhu cầu loại nhà ...dát vàng mạ bạc. Còn những kẻ đầu cơ thì khiếp 3 đời rồi, mà có tiền đâu nữa mà đầu cơ? Chỉ còn dân đen có nhu cầu thực sự chiếm 60-70% dân số với thu nhập bình quân 5.000.000đ/t thì mơ đến cuối đời, có nghĩa là 10 đến 20 năm nữa may ra mới mua được.
Ý kiến của email phanminhchi@yahoo.com: Hãy để thị trường tự điều chỉnh. Cứ cho vay đúng mục đích, đúng khả năng trả nợ, ai có khả năng thì cứ để họ mua. Giá cao thì không bán được. Đừng để thông tin xấu gây tâm lý hoang mang bóp chết thị trường. Hãy mở trói cho bất động sản.
Phân tích của email nh@gmail.com: Giá BĐS tại VN là giá đầu cơ, người mua, người bán đều có nguồn tiền từ ngân hàng, giá được thổi lên sau mỗi lần giao dịch. Do vậy dòng tiền cứ đổ vào đó không ngừng, đến một lúc nào đó, như hiện nay, ngân hàng sẽ hết tiền, vì toàn bộ tiền đã bị ‘chôn’ tại ‘nghĩa địa BĐS’. BĐS đóng băng vì không có giao dịch, người mua không mua nổi, BĐS sẽ phải xuống giá, với giá trị thật của nó, chỉ lãi như các ngành khác tối đa là 30%.
“Tôi thấy việc cực kỳ đơn giản. Theo quy luật cung cầu mà họ đã áp dụng rất thành công khi thị trường BĐS nóng, thì bây giờ thị trường đang đóng băng, hãy áp dụng ngược lại, chứ tại sao phải hỗ trợ? Hãy trả lại giá trị thực (một cách minh bạch) cho thị trường BĐS, không chỉ những nhà đầu tư mà cả người dân, để những người thực sự cần nhà có nhà”, đó là ý kiến của email khakhaikhu@gmail.com.
Giải cứu thị trường BĐS phải bắt đầu từ chính sách?
Email thuanhmy@gmail.com nêu quan điểm: Tôi cho rằng cần đưa giá BĐS về đúng giá trị thực của nó và phải thúc đẩy BĐS phát triển thì nó kéo các ngành khác phát triển được. Cụ thể ngành xây dựng phát triển thì các ngành liên quan đến vật liệu xây dựng mới phát triển được. Ví dụ như xi măng, khai thác đá, sắt thép v.v... Thực tế của những năm qua chúng ta thấy BĐS ‘chết’ thì một loạt các ngành khác ‘chết’ theo. Tình trạng thất nghiệp hiện nay đang tràn lan, người lao động không có việc làm. Chính phủ cần có giải pháp càng sớm càng tốt.
Đề xuất của Hà Anhm, email haanh1990@yahoo.com.vn: Giá BĐS vẫn chỉ giảm nhỏ giọt, chưa đúng với giá trị thực. Nhà nước có đủ thẩm quyền và năng lực để định giá trị thực của BĐS, sau đó có thể dùng tiền từ quĩ mua bán nợ xấu, mua thí điểm một vài chung cư và bán lại với giá trị thực cho người dân có nhu cầu ... Nếu chủ đầu tư vẫn không bán, chứng tỏ họ vẫn còn khỏe lắm, không cần cứu đâu.
Lập luận của Minh Thanh, email minhthanh186@rambler.ru: Có hai mô hình xã hội là kinh tế thị trường và kế hoạch hóa XHCN. Tương ứng cũng có hai phương thức quản lý đất đai hoàn toàn khác biệt nhau. Riêng VN lại có cách thức quản lý đất đai rất đặc biệt, ‘lơ lửng’ giữa hai phương thức trên, giải phóng mặt bằng theo hai phương thức, hai giá đền bù.... Tù mù-rắc rối là đương nhiên. Chúng ta buộc phải làm theo kiểu ‘vừa làm-vừa sửa’, nhưng ‘sửa vẫn rối’ cũng là điều dễ hiểu. Chỉ số giá nhà bằng 26 năm thu nhập, cao hơn từ 4 đến 6 lần các nước khác, cho thấy cách làm của ta không ổn. Giá BĐS quá cao so với thu nhập, nên không thể bán được hàng. Giải cứu thị trường BĐS phải bắt đầu từ chính sách.
Nguyễn Đắc Điềm, email diemnd.gm@vietsov.com.vn phân tích: Nói thế nào thì cuối cùng Nhà nước, Chính phủ phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Muốn vậy guồng máy kinh tế phải vận hành tốt, trong đó BĐS là một mắt xích của guồng máy kinh tế, nếu cứ để mắt xích này trì trệ thì nền kinh tế sẽ bị trì trệ theo và thiệt hại như thế nào? Chắc thiệt hại gấp trăm lần vụ Vinashin và Vinalines. Đề nghị lãnh đạo Đảng và Chính phủ hãy có quyết đoán nhanh cho dân nhờ, đất nước nhờ. Bây giờ chỉ trông chờ vào sự quyết đoán của các ông thôi.
Email xeka@gmail.com nhìn nhận: Thị trường BĐS hiện nay giá vẫn quá cao, các nhà đầu tư, kinh doanh vẫn chưa thực sự chia sẻ với người mua nhà về lợi nhuận. Họ vẫn muốn tung hoả mù, kêu các nhà quản lý để mong chờ bầu sữa lại mở thêm. Hãy cứ mạnh tay chấp nhận để cho một số nhà đầu tư BĐS phá sản, để thấy giá thật của bất động sản ở ngưỡng nào. Có thể một vài doanh nghiệp phá sản gây nợ xấu, nhưng xét cho cùng tổng giá trị xã hội vẫn không đổi, mà người hưởng lợi ở đây phần lớn là người có nhu cầu nhà ở thật. Còn nếu tiếp tục hỗ trợ thị trường thì bằng cách gián tiếp, các nhà quản lý đang chuyển tiền của người nghèo sang người giàu. Vì tiền hỗ trợ thị trường đâu phải là tiền túi của nhà quản lý?
Nguyễn Xuân Độ, email xuandonguyen.cic@gmail.com ‘bật mí’: Tôi là người làm công tác thiết kế và đã tham gia thiết kế nhiều dự án chung cư và khu đô thị. Sau nhiều lần đi trình duyệt hồ sơ tôi hiểu rằng: Các cơ quan quản lý nhà nước về Quy hoạch, Xây dựng, Đầu tư, Đất đai, BĐS... khi đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật do chủ quan, vô tình đã tạo ra một khe hở quan trọng nhất để cho một cơ quan (cấp Sở của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là Sở Quy hoạch Kiến trúc, còn ở các tỉnh chỉ là cơ quan cấp Phòng thuộc Sở Xây dựng) một dư địa rất lớn để họ tự tung tự tác ban phát các chỉ tiêu, ảnh hưởng vô cùng lớn đến thị trường, doanh nghiệp, dự án, người dân.
Ban Bạn đọc