- Tôi muốn hỏi việc tạm giam kéo dài đối với người dưới 18 tuổi là đúng hay sai?

TIN BÀI KHÁC

(ảnh minh họa)

Tôi có đứa cháu bị bắt và hiện đang tạm giam tại Công an quận vì tội cảnh giới cho đường dây đá gà. Khi bị bắt, cháu tôi chưa được 18 tuổi (mới có 17 tuổi 11 tháng) và bị tạm giam để hỗ trợ công tác điều tra. Hiện giờ đã tạm giam được gần 11 tháng rồi. Hôm rồi, bên công an lại ký giấy tạm giam thêm 15 ngày. Bên cạnh đó, khi tạm giam không có giấy tờ gì thông báo về gia đình và cũng không nói bất cứ gì về thời gian xét xử.

Tôi muốn hỏi việc tạm giam kéo dài đối với người dưới 18 tuổi là đúng hay sai?

Cháu tôi có được phép tại ngoại không? Nếu có, cần làm thủ tục gì? Xin giới thiệu giúp tôi 1 văn phòng luật sư ở Sài Gòn có thể tư vấn, giải quyết dứt điểm vụ việc này. Hiện cháu tôi đang rất suy sụp tinh thần và điều kiện giam giữ trong mùa mưa này làm cháu cảm sốt kéo dài. Tôi xin chân thành cảm ơn. huyenvanvt@...

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 303 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:

Quy định về bắt, tạm giữ, tạm giam theo quy định tại Điều 303 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003 quy định như sau:

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

3. Cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam.

Về thời hạn tạm giam quy định tại Điều 120 Bộ luật Tố tụng hình sự như sau 

1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam. 

Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.

5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ hai quy định tại điểm b khoản 3 Điều này đã hết và vụ án có nhiều tình tiết rất phức tạp mà không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn tạm giam lần thứ ba.

Như vậy, bạn cần xem trong quyết định khởi tố của cơ quan công an, khởi tố người cháu của bạn về tội gì, thuộc điều khoản nào của Bộ luật Hình sự để biết được có sự vi phạm tố tụng hay không.

Đối với trường hợp tại ngoại bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 304

Điều 304. Việc giám sát đối với người chưa thành niên phạm tội

1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định giao người chưa thành niên phạm tội cho cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của người chưa thành niên phạm tội khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng.

2. Người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ người chưa thành niên, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó.

Trong trường hợp này cần có ít nhất 2 người thân đứng ra làm đơn xin bảo lãnh, phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lãnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lãnh.

Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).