- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.
TIN BÀI KHÁC
Từ chối trai tân để yêu người có vợ
Cái bóng quá khứ quá lớn để em bước tiếp...
Ở Thủ đô, nuôi con bao nhiêu tiền thì…đủ?
Thuế thu nhập cá nhân: Cần có căn cứ thuyết phục
Chúng tôi gồm 7 chị em hiện đang công tác tại Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Lương Sơn. Năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 có nghỉ thai sản. Kế toán của đơn vị tôi hướng dẫn chúng tôi phô tô 3 bộ hồ sơ để thanh toán nghỉ thai sản.
Sau đó chỉ thanh toán nghỉ thai sản, mà không được chế độ dưỡng sức (trong đó có 2 sản phụ phải mổ). Chúng tôi có hỏi kế toán của đơn vị, thì được kế toán giải thích là muốn được thanh toán nghỉ dưỡng thì phải trừ 5 ngày lương. Kế toán đơn vị tôi giải thích như vậy có đúng chế độ chính sách không?. Chúng tôi có được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sau khi sinh không và có phải trừ lương không? (firzenpro@gmail.com).
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội được hướng dẫn chi tiết tại điều 17, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22.12.2006, Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, thương binh và xã hội ngày 30.01.2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, thương binh và xã hội ngày 23.9.2008 sửa đổi, bổ sung thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH về chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản quy định như sau:
Trong khoảng thời gian 30 ngày, tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật BHXH hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật BHXH mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau: a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên; b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:
a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.
Trong thư bạn không trình bày rõ là bạn đã sinh con được bao lâu nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn được. nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện nêu trên thì bạn sẽ được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.
Còn về trường hợp kế toán trưởng trả lời cho bạn rằng muốn được thanh toán nghỉ dưỡng phải trừ 5 ngày lương là không đúng với quy định của pháp luật.
Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).