- Tôi có con ngoài giá thú. Lúc đầu, do không muốn ảnh hưởng tới gia đình bố cháu nên tôi không làm thủ tục nhận cha cho cháu.
TIN BÀI KHÁC
Từ chối trai tân để yêu người có vợ
Cái bóng quá khứ quá lớn để em bước tiếp...
Thuế thu nhập cá nhân: Cần có căn cứ thuyết phục
Tuy nhiên, bố cháu hiện nay lâm bệnh và chết, trước khi chết có cho gia đình mời cháu về nhận trước sự chứng kiến của họ mạc nhưng không có văn bản, giấy tờ. Tôi muốn hỏi, giờ cháu có được nhận thừa kế của người bố không và thủ tục nhận như thế nào?
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp của bạn, khi xác định được người đã chết là bố của con bạn và được họ hàng thừa nhận, thì con của bạn sẽ được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật, khi người chết không để lại di chúc theo quy định tại điều 676 Bộ luật Dân sự:
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Tuy nhiên, để thực hiện việc kê khai di sản thừa kế, bạn cần phải có giấy tờ chứng minh về mối quan hệ cha –con như: Giấy khai sinh, Giấy xét nghiệm ADN…
Để thực hiện việc kê khai di sản: các đồng thừa kế đến tại Phòng công chứng thực hiện thủ tục này (nếu con bạn chưa thành niên, bạn là giám hộ đương nhiên, bạn có thể cùng các đồng thừa kế khác thực hiện thủ tục này). Hồ sơ gồm:
Hồ sơ pháp lý các bên khai nhận di sản thừa kế bao gồm:
1. CMND hoặc hộ chiếu (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực) của từng người
2. Hộ khẩu (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực)
3. Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực)
4. Hợp đồng ủy quyền (02 bản sao có chứng thực), giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện)
5. Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế
6. 02 Văn bản khai nhận thừa kế (đã được công chứng)
Hồ sơ pháp lý của người để lại di sản thừa kế bao gồm:
1. Giấy chứng tử (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực).
2. Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực)
3. Di chúc (nếu có)
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế:
1. Một trong các loại Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng/quyền sở hữu như sau: (01 Bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở,
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực);
- Giấy phép mua bán, chuyển dịch nhà cửa
- Giấy tờ hợp thức hóa do UBND quận/huyện cấp.
- Giấy phép xây dựng (nếu có)
2. 02 bản Hồ sơ kỹ thuật thửa đất do cơ quan có chức năng đo đạc lập
3. 02 đơn cấp lại (nếu cấp lại sổ đỏ)
Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).