- Vợ chồng chúng tôi đã li hôn được 5 tháng theo quyết định thuận tình li hôn của Tòa án nhân dân huyện. Về con chung, tôi có một con chung được 6 tuổi.

TIN BÀI KHÁC

(ảnh minh họa)

Con theo mẹ, tôi bỏ tiền nuôi dưỡng hàng tháng. Về tài sản, chúng tôi tự thỏa thuận trên giấy tờ có xác nhận của UBND xã. Nay vợ tôi bị đột tử không để lại di chúc. Con nhỏ giờ đây phải về ở với tôi. Vậy, xin hỏi:

1. Tất cả mọi tài sản đã phân chia cho chị ấy nay sẽ làm thế nào?

2. Các khoản tiền cho vay hay mượn hoặc gửi tiết kiệm...nay ai sẽ là người chịu trách nhiệm ?

3.Những người thân của chị ấy đều ở xa chỉ có 2 mẹ con ở chung căn nhà ngăn đôi với tôi. Vậy trách nhiệm lo tang lễ sẽ do ai chịu?

4. Chị ấy có đóng Bảo hiểm bắt buộc. Nếu các khoản tiền bên Bảo hiểm thanh toán về có dư thừa sau mai táng thì sẽ để lại cho ai, hoặc thiếu sau mai táng thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm chi trả ? (Bản thân tôi cũng là người tham gia đóng Bảo hiểm bắt buộc). lyhongquanbb1972@...

Luật sư tư vấn:

Trong trường hợp vợ cũ của bạn và bạn đã tiến hành phân chia tài sản sau khi khi hôn, thì phần tài sản còn lại là tài sản riêng của người vợ.

Khi người này chết nhưng không để lại di chúc, thì phần di sản này sẽ được chia theo pháp luật. Theo quy định tại điều 676 Bộ luật Dân sự quy định:

Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Bạn đã ly hôn nên sẽ không được hưởng phần di sản thừa kế của người vợ cũ.

Nhưng con của bạn chưa thành niên, bạn là người giám hộ đương nhiên của con và bạn quản lý phần tài sản của người được giám hộ.

Những người được hưởng di sản thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi tài sản do người chết để lại theo quy định tại Điều 637 Bộ luật Dân sự: 

Điều 637. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Điều 683. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

4. Tiền công lao động;

5. Tiền bồi thường thiệt hại;

6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;

7. Tiền phạt;

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác

9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

10. Các chi phí khác.

Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).