- Một số lái xe cập bến Bờ Hồ không đổi biển báo lộ trình (Biển màu xanh đi qua công viên Thống nhất, biển đỏ đi lộ trình khác). Chẳng hạn: cứ để biển xanh trước tay lái, khi lên xe, nổ máy mới lật lại biển xanh thay bằng biển đỏ. 

TIN BÀI KHÁC:

Về hưu thu nhập ít nhưng có nhiều thời gian hơn khi đi làm, nên tôi sử dụng xe bus. Tôi có ý thức tránh giờ cao điểm để dành chỗ cho người đi làm, chấp nhận nắng nôi lúc đợi xe và có dịp chứng kiến những yếu kém trong quản lý loại dịch vụ công này trên xe 09 Bờ Hồ- Cầu giấy. Những đóng góp sau đây mong được Ban quản lý xe bus ghi nhận:

Một số lái xe cập bến Bờ Hồ không đổi biển báo lộ trình (Biển màu xanh đi qua công viên Thống nhất, biển đỏ đi lộ trình khác). Chẳng hạn: cứ để biển xanh trước tay lái, khi lên xe, nổ máy mới lật lại biển xanh thay bằng biển đỏ. Thao tác này khiến hành khách dù chỉ đứng cách xe 5, 6 m cũng không thể chạy lên kịp xe. Tôi đã từng đứng đợi bị lỡ liền 2 chuyến xe như vậy.

Ảnh minh họa
Sáng 27/10 do cảnh giác cao, tôi chấp nhận đứng chỗ nắng để quan sát được cả 3 xe bus Bờ Hồ - Cầu giấy, kịp phát hiện lái xe nào nổ máy và thay biển đỏ bằng biển xanh. May cũng vì đứng gần xe này nên tôi kịp trèo lên. Trên xe có một cụ già gần 80 tuổi, do thấy xe treo biển đỏ từ trước nên lên xe. Khi xe chạy, cụ cảnh giác hỏi lại phụ lái lộ trình và biết lên nhầm chuyến, lại lập cập xuống chặng tiếp để tìm xe khác. Thấy vậy, tôi hỏi phụ xe: “Sao kết thúc chuyến đi không thay ngay biển báo để hành khách được biết mà định hướng đứng gần xe, vì các anh lên xe là nổ máy đi ngay”. Có phụ xe trả lời: “Bao giờ lên xe mới biết đi lộ trình nào”. Riêng anh phụ xe chuyến này trả lời: “Đây không phải nghiệp vụ của chúng tôi. Tôi nói lại: “ Nhiều chuyến tôi thấy lái xe có thay ngay biển báo. Nếu không có quy định về thao tác này tôi sẽ hỏi lại Ban quản lý xe bus”. Ngay lập tức ông lái xe này tuyên bố thẳng tưng: ”Hành khách đợi xe, không có chuyện xe đợi khách. Lên xe không đúng tuyến thì xuống bến tới mà tìm xe khác, nói nhiều”. Anh lái xe thách tôi hỏi Ban quản lý việc này. May tôi không bị anh ta đuổi xuống như có hành khách đã bị.

Vậy đề nghị Ban quản lý xe bus nếu chưa đưa vào quy định bắt buộc lái xe thực hiện thao tác quay biển báo lộ trình khi xe dừng ở bến thì cần thực hiện quy định này. Nếu đã có quy định này mà lái xe không thực hiện phải có xử phạt. Phải chăng hành vi thiếu trách nhiệm với hành khách kể trên của lái xe, còn có nguyên nhân từ việc quản lý theo số lượng chuyến xe mà không quan tâm đến số lượng hành khách?

Nhiều xe có treo đồng hồ nhưng hết pin không chạy, không có loa báo các bến đỗ. Có xe có loa báo bến đỗ thì thông báo điểm đỗ lại không chuẩn. Ví dụ: điểm đỗ ngay trước cửa nhà Bưu điện Bờ Hồ lại thông báo chung chung là bến đỗ Bờ Hồ, trong khi xe còn 1 bến đỗ cuối cùng cũng ở Bờ Hồ. Hoặc bến đỗ ngay đối diện tòa nhà Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông trên đường Huỳnh Thúc Kháng lại thông báo là bến đỗ phố Pháo đài Láng. Trong khi muốn đến phố này còn phải băng qua đường Nguyễn Chí Thanh.

Trên xe có ghi 2 số điện thoại đường dây nóng. Số điện thoại đường dây nóng đầu tiên màu đỏ, số thứ 2 màu xanh. Tôi ghi số màu đỏ để liên hệ nhưng thấy không yên tâm, lại ghi tiếp cả số màu xanh. Về nhà tôi gọi số màu đỏ không có ai thưa máy, may có ghi cả số màu xanh nên liên hệ được và người nhận điện cho biết: “Công ty có quy định khi dừng xe phải thay biển báo lộ trình chuyến tới. Vậy trường hợp lái xe biển số 29T- 3487 không tuân thủ quy định của công ty, thái độ cửa quyền với hành khách có đáng để Ban quản lý xe bus biết để có thái độ thích đáng?

(Xe này khởi hành từ Bờ Hồ khoảng 10h12 phút. Tôi không nhớ chính xác vì lúc lên xe quan tâm đến cụ già lập cập đi xuống tìm xe khác. Song xe này dừng ở bến trước cửa Đài truyền hình Hà nội lúc 10h36 phút).

Những điều nêu trên cho thấy, nhiều khi chỉ cần chú trọng vào hoạt động quản lý đã nâng cao chất lượng dịch vụ công mà chưa cần tới tăng ngân sách.

Nguyễn Như Liên