- Tôi cứ ngỡ rằng khi dành trọn tình cảm cho một người, hi sinh cả đời vì người ấy thì đến khi thành công, nhiều tiền bạc, sẽ dành được sự đáp lại lớn lao. Vậy mà, giờ đây niềm tin vào tình yêu trong tôi không hề vương lại, nghĩ đến những gì đã qua mà nước mắt dâng lên trong lòng mặn chát.
TIN BÀI KHÁC:
Gái xinh lấy nhầm công tử…nghiện game
Vợ mang thai…chồng vẫn chọn tình cũ giàu có
Chồng giàu và đêm tân hôn đầy nước mắt
Mẹ anh nói: Con gái quê em hám tiền lắm…
Sốc vì vợ cũ cưới chồng sau khi ly hôn một tuần
50 tuổi gặp lại tình đầu…tôi vẫn nhớ
Có chồng giàu, 7 năm sau vẫn ngã vào tay tình cũ
Người đẹp tham chồng giàu, giờ ăn trái đắng
Vợ mang thai…chồng vẫn chọn tình cũ giàu có
Chồng giàu và đêm tân hôn đầy nước mắt
Mẹ anh nói: Con gái quê em hám tiền lắm…
Sốc vì vợ cũ cưới chồng sau khi ly hôn một tuần
50 tuổi gặp lại tình đầu…tôi vẫn nhớ
Có chồng giàu, 7 năm sau vẫn ngã vào tay tình cũ
Người đẹp tham chồng giàu, giờ ăn trái đắng
Tôi lấy anh sau 6 năm yêu nhau sâu sắc, một tình yêu đẹp không vướng bận vật chất, tính toán. Gia đình hai bên đều không có điều kiện, chúng tôi lập nghiệp từ chiếc xe máy cũ là của hồi môn của đằng ngoại. Ngày ấy kinh tế chưa phát triển, phương tiện đi lại chưa nhiều, anh kiếm sống bằng nghề xe ôm thu nhập khá, còn tôi đi bán hàng nhỏ trong chợ. Nhưng cuộc sống ở chung với gia đình chồng, bố mẹ khó tính và đông anh em, chúng tôi không tiết kiệm được nhiều. Phận con dâu như tôi nhiều khi cũng phải chịu những ấm ức “mẹ chồng, nàng dâu” mà không dám kêu ca.
Sau mấy năm ở chung, chúng tôi ra ở riêng, với một nách hai con nhỏ. Cả gia đình phản đối dữ dội. Bố chồng tôi còn nói: “Không có chúng tao che chở chúng mày lấy gì mà ăn”. Giữa năm 1995, tôi vay 8 triệu đồng của người quen mua mảnh đất 400 mét vuông làm nhà lập nghiệp. Căn nhà mái cọ xiêu vẹo là nơi nung nấu biết bao ý chí làm giàu. Chồng vẫn làm xe ôm và vợ bán hàng, cuộc sống nghèo mà nụ cười luôn trên môi, vợ chồng yêu thương nhau hết mực. Khi đã ổn định, với tính quyết đoán của mình tôi thế chấp nhà lấy tiền cho chồng học dược sĩ, còn tôi vẫn đi làm nuôi chồng và con. Ngày xưa bố mẹ nghèo, đông con, không có tiền ăn học nên giờ vất vả, tôi sẽ đứng sau giúp chồng thực hiện ước mơ, chỉ vậy mới có thể làm giàu. Sau 4 năm, anh trở về với cái bằng loại giỏi mà nước mắt tôi trào dâng, bù đắp cho bao tháng ngày gian khổ.
Sau mấy năm ở chung, chúng tôi ra ở riêng, với một nách hai con nhỏ. Cả gia đình phản đối dữ dội. Bố chồng tôi còn nói: “Không có chúng tao che chở chúng mày lấy gì mà ăn”. Giữa năm 1995, tôi vay 8 triệu đồng của người quen mua mảnh đất 400 mét vuông làm nhà lập nghiệp. Căn nhà mái cọ xiêu vẹo là nơi nung nấu biết bao ý chí làm giàu. Chồng vẫn làm xe ôm và vợ bán hàng, cuộc sống nghèo mà nụ cười luôn trên môi, vợ chồng yêu thương nhau hết mực. Khi đã ổn định, với tính quyết đoán của mình tôi thế chấp nhà lấy tiền cho chồng học dược sĩ, còn tôi vẫn đi làm nuôi chồng và con. Ngày xưa bố mẹ nghèo, đông con, không có tiền ăn học nên giờ vất vả, tôi sẽ đứng sau giúp chồng thực hiện ước mơ, chỉ vậy mới có thể làm giàu. Sau 4 năm, anh trở về với cái bằng loại giỏi mà nước mắt tôi trào dâng, bù đắp cho bao tháng ngày gian khổ.
Ảnh minh họa |
Lại một lần nữa, tôi có một quyết định liều lĩnh nhưng giúp chúng tôi đổi đời: vay tiền lãi cao mở một hiệu thuốc tại gia. Thật may mắn, việc buôn bán của chồng tôi tiến triển tốt, tất cả số nợ trả sau đó không lâu. Từ căn nhà cọ dột nát, vợ chồng đã có nhà xây, tôi cũng không phải buôn bán vất vả nữa. Dần dần, hiệu thuốc của chúng tôi được mở rộng với 5 cơ sở và nâng cấp lên thành công ty TNHH. Đến năm 2008, chúng tôi đã có hàng tỷ đồng. Chồng tôi trở thành một giám đốc đĩnh đạc, bảnh bao, còn tôi ở nhà nội trợ. Vì anh nói giờ cũng đã đến lúc tôi rút lui làm bến đỗ cho chồng, nuôi dạy con cái. Nhưng có lẽ đó là sự sai lầm của tôi. Cả ngày ở nhà, tôi không thể kiểm soát được anh làm những gì, với ai ngoài những lời kể của chồng và linh cảm của một người vợ.
Và rồi anh có bồ, một cô bồ trẻ trung, giỏi giang, có bằng cấp. Khi tôi biết thì mọi chuyện đã đi quá xa. Chồng tôi đã mua cho cô ta một căn nhà, thường ngày lui tới và đem không biết bao nhiêu tiền cung phụng trong khi về nhà nói với vợ là cần đầu tư làm ăn lớn. Thì ra, anh ta đầu tư vào đây sao? Con người trước kia thật thà, nhu mì, chưa từng nói dối vợ một câu, giờ có tiền bạc lại dám sau lưng làm điều khuất tất. Phải chăng cũng vì đồng tiền, một đứa con gái hơn con trai chúng tôi vài tuổi lại cặp kè với một ông trung niên một vợ và hai con sắp trưởng thành, đang tâm phá hoại gia đình người khác?
Tôi dùng hết những kinh nghiệm sống, những lời phân tích thiệt hơn, nhưng chỉ làm họ quấn lấy nhau hơn và coi thường tất cả luân thường đạo lý. Tôi không dám chắc rằng, nếu chồng tôi chỉ là anh xe ôm nghèo như trước thì cô gái ấy có gan lì đến mức thế hay không? Cô ta đã nói những gì khiến chồng tôi si mê như vậy?
Như để ngụy biện cho việc làm sai trái của mình, chồng tôi nói một câu mà nếu có đủ sức mạnh, tôi sẽ tát anh ta một cái: “Cô xem xem, cô ấy có nhan sắc, giỏi giang, sánh vai làm đẹp mặt tôi trong các buổi tiếp khách hàng, giúp tôi việc công ty. Còn cô, cô có gì, suốt ngày ở nhà quanh quanh cái bếp, giúp chồng được gì chưa? Một giám đốc như tôi phải có một người vợ xứng đáng”. Chua xót làm sao, chỉ cần vậy, tôi biết mình không thể làm được gì nữa. Anh ta quyết tâm ruồng bỏ vợ con đã từng hi sinh mồ hôi nước mắt vì anh để chạy theo người tình. Nếu không có người vợ này, anh ta có công ty để làm giám đốc hay không? Mặc cho các con khóc lóc, anh ta nhất định ra tòa làm thủ tục ly hôn. Tôi cũng không níu kéo một con người không đạo đức. Từ nay, gia đình sẽ không có ai là chồng và xứng đáng gọi là bố nữa.
Cuộc sống của chúng tôi cũng dần trở nên ổn định. Với tài sản được chia, tôi lại buôn bán nhỏ nuôi các con ăn học. Thì ra cuộc sống không có chồng cũng không quá nghiêm trọng, khi không còn con người dối trá và bội bạc trong nhà, lòng tôi bỗng nhẹ nhõm, dù đôi khi vẫn thắt lòng khi nghĩ chuyện vừa qua. Những gì tôi làm là chưa đủ hay do tôi chỉ biết nhẫn nhịn và hi sinh, không biết nói với chồng về bài học "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" để xảy ra ngày hôm nay, hậu quả đôi bên cùng gánh chịu? Nhưng tôi luôn cầu mong anh ta nhớ lời của tôi: “Anh bỏ tôi, chúng ta coi như không còn duyên phận. Nhưng anh và cô ta tuổi xung khắc, đừng lấy nhau về”.
Sau gần 2 năm không liên lạc, tôi đứng tim khi biết chồng cũ của mình đang bị tạm giam để điều tra. Cô vợ trẻ hờ ôm tiền theo trai tân, để lại chồng với những khoản nợ khổng lồ và công ty phá sản. Một nhân viên cốt cán công ty đến trình bày sự việc và cầu mong tôi giúp đỡ. Giờ đây anh ta cô đơn, không còn ai muốn bên cạnh. Tôi không hiểu điều gì làm cho một công ty đang phát triển trở nên như vậy? Phải chăng, những lời tôi nói đã ứng nghiệm, hay đây là hậu quả của kẻ bội bạc và vô ơn? Tôi dám chắc tình yêu không còn, nhưng cái nghĩa vẫn sâu nặng lắm. Hơn chục năm vợ chồng, tôi hiểu anh ta hơn ai hết, khi không có vợ bên cạnh động viên, sẽ bi quan đến mức nào. Tôi băn khoăn, có nên là một vị bồ tát từ bi và một lần nữa cứu giúp, đón nhận con người kia? Các con tôi có nên chấp nhận một người bố như thế nữa không?
Bạn đọc giấu tên
Và rồi anh có bồ, một cô bồ trẻ trung, giỏi giang, có bằng cấp. Khi tôi biết thì mọi chuyện đã đi quá xa. Chồng tôi đã mua cho cô ta một căn nhà, thường ngày lui tới và đem không biết bao nhiêu tiền cung phụng trong khi về nhà nói với vợ là cần đầu tư làm ăn lớn. Thì ra, anh ta đầu tư vào đây sao? Con người trước kia thật thà, nhu mì, chưa từng nói dối vợ một câu, giờ có tiền bạc lại dám sau lưng làm điều khuất tất. Phải chăng cũng vì đồng tiền, một đứa con gái hơn con trai chúng tôi vài tuổi lại cặp kè với một ông trung niên một vợ và hai con sắp trưởng thành, đang tâm phá hoại gia đình người khác?
Tôi dùng hết những kinh nghiệm sống, những lời phân tích thiệt hơn, nhưng chỉ làm họ quấn lấy nhau hơn và coi thường tất cả luân thường đạo lý. Tôi không dám chắc rằng, nếu chồng tôi chỉ là anh xe ôm nghèo như trước thì cô gái ấy có gan lì đến mức thế hay không? Cô ta đã nói những gì khiến chồng tôi si mê như vậy?
Như để ngụy biện cho việc làm sai trái của mình, chồng tôi nói một câu mà nếu có đủ sức mạnh, tôi sẽ tát anh ta một cái: “Cô xem xem, cô ấy có nhan sắc, giỏi giang, sánh vai làm đẹp mặt tôi trong các buổi tiếp khách hàng, giúp tôi việc công ty. Còn cô, cô có gì, suốt ngày ở nhà quanh quanh cái bếp, giúp chồng được gì chưa? Một giám đốc như tôi phải có một người vợ xứng đáng”. Chua xót làm sao, chỉ cần vậy, tôi biết mình không thể làm được gì nữa. Anh ta quyết tâm ruồng bỏ vợ con đã từng hi sinh mồ hôi nước mắt vì anh để chạy theo người tình. Nếu không có người vợ này, anh ta có công ty để làm giám đốc hay không? Mặc cho các con khóc lóc, anh ta nhất định ra tòa làm thủ tục ly hôn. Tôi cũng không níu kéo một con người không đạo đức. Từ nay, gia đình sẽ không có ai là chồng và xứng đáng gọi là bố nữa.
Cuộc sống của chúng tôi cũng dần trở nên ổn định. Với tài sản được chia, tôi lại buôn bán nhỏ nuôi các con ăn học. Thì ra cuộc sống không có chồng cũng không quá nghiêm trọng, khi không còn con người dối trá và bội bạc trong nhà, lòng tôi bỗng nhẹ nhõm, dù đôi khi vẫn thắt lòng khi nghĩ chuyện vừa qua. Những gì tôi làm là chưa đủ hay do tôi chỉ biết nhẫn nhịn và hi sinh, không biết nói với chồng về bài học "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" để xảy ra ngày hôm nay, hậu quả đôi bên cùng gánh chịu? Nhưng tôi luôn cầu mong anh ta nhớ lời của tôi: “Anh bỏ tôi, chúng ta coi như không còn duyên phận. Nhưng anh và cô ta tuổi xung khắc, đừng lấy nhau về”.
Sau gần 2 năm không liên lạc, tôi đứng tim khi biết chồng cũ của mình đang bị tạm giam để điều tra. Cô vợ trẻ hờ ôm tiền theo trai tân, để lại chồng với những khoản nợ khổng lồ và công ty phá sản. Một nhân viên cốt cán công ty đến trình bày sự việc và cầu mong tôi giúp đỡ. Giờ đây anh ta cô đơn, không còn ai muốn bên cạnh. Tôi không hiểu điều gì làm cho một công ty đang phát triển trở nên như vậy? Phải chăng, những lời tôi nói đã ứng nghiệm, hay đây là hậu quả của kẻ bội bạc và vô ơn? Tôi dám chắc tình yêu không còn, nhưng cái nghĩa vẫn sâu nặng lắm. Hơn chục năm vợ chồng, tôi hiểu anh ta hơn ai hết, khi không có vợ bên cạnh động viên, sẽ bi quan đến mức nào. Tôi băn khoăn, có nên là một vị bồ tát từ bi và một lần nữa cứu giúp, đón nhận con người kia? Các con tôi có nên chấp nhận một người bố như thế nữa không?
Bạn đọc giấu tên
Thể lệ tham dự viết “Hôn nhân và tham vọng tiền tài địa vị”: Câu chuyện nên viết dưới 1000 từ, gửi về địa chỉ email: banbandoc@vietnamnet.vn hoặc báo VietNamNet, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội. Tiêu đề thư xin ghi rõ: Bài viết tham gia chủ đề: “Hôn nhân và tham vọng tiền tài địa vị”. Bài viết của độc giả, ban biên tập có quyền cắt gọt cho phù hợp với hình thức của báo. Những câu chuyện đặc biệt cần giữ kín danh tính, xin ghi rõ cuối mỗi bài viết gửi tham dự chuyên mục. Bài viết có lượng truy cập nhiều nhất theo cách đo, kiểm của hệ thống google giành được phần thưởng trị giá 1.000.000 đồng. Bạn đọc chia sẻ bài viết từ đầu tháng 10 đến hết 31/12/2012 |