- Đông đảo bạn đọc bị thu hút bởi bài “Tập đoàn, đầu tàu lỗ và nợ”. Nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC:
Tách khẩu cho học sinh lớp 1?
CSGT mà gây tai nạn thì......
Địa ốc Sài Gòn: Không giảm giá, để… "chết chùm" à?
Có phong bì thì…
Thắc mắc phụ cấp thâm niên giáo viên các trường Quân đội
Nghỉ việc nhưng ngân hàng không chịu trả sổ BHXH?
Bị tố không trả tiền lương, giám đốc phủ nhận nhân viên
‘Ăn’ từ con ốc vít đến cả chục tấn sắt vụn tàu
Nhận xét của bạn Lê Thị Yên, email yenlethi080959@yahoo.com.vn: Ở VN cái gì cũng ngược với thế giới. Công ty làm ăn thua lỗ mà lãnh đạo chủ chốt vẫn giàu, vẫn lên chức cao hơn. Nợ nần chồng chất nhưng vẫn cứ hội họp, tiệc tùng, công tác bay ra bay vào nườm nượp vô tư!
Phạm Đình Khang, email phamkhang57@gmail.com phụ họa: Bộ máy của các TĐ-TCT này, từ lính tới quan đều ‘tham’ lắm! Họ ‘ăn’ từ con ốc vít đến cả chục tấn sắt vụn tàu. ‘Ăn’ cả điện không sợ giật chết nữa là dầu xăng...Nhưng ‘bứt dây động rừng’, cho nên có thanh tra, thanh trừng gì gì họ cũng không ngán. Họ mặc nhiên sống giàu sang, chơi bời thoải mái.
Nguyễn Anh Vũ, email anhyta@gmail.com hùa theo: DNNN thì doanh nghiệp nào chả báo lỗ! Lỗ thực chất ở đây là chính là cái cố tình ‘hợp pháp hóa’ các lỗ để trốn thuế, thông đồng với nhau… bỏ túi. Không thế thì làm sao lại lắm tiền ăn chơi hết chỗ này đến chỗ kia được? Cái trò hợp thức hóa bằng các khoản, hóa đơn giải trình tôi không lạ gì vì tôi đã ‘nếm trải’ DN NN mà.
Ảnh minh họa |
Quốc Long Tân Bình, email quoclong.nguyen@yahoo.com nhìn nhận: Tình hình phần lớn các TĐ, TCT nhà nước bị thua lỗ, mất vốn ngày càng nhiều. Thực chất khoản lỗ là do công tác điều hành, quản lý, đầu tư ra ngoài ngành đa phần bị lỗ; mặt khác không loại trừ tham nhũng, vì là tiền chùa, lãi thì phần lớn vào túi cá nhân, lỗ có nhà nước lo. Do đó nhà nước chỉ nên giữ lại những ngành thiết yếu, quan trọng, còn lại nên cổ phần hóa . Có như vậy mới làm lành mạnh nền kinh tế.
Lời bình của email traicauvong@gmail.com: Suy cho cùng là do quan hệ sở hữu vốn mà ra. Sở hữu nhà nước là sở hữu toàn dân; mà sở hữu toàn dân thì chung chung, trừu tượng, là… chẳng của ai cả. Giao tiền của toàn dân cho các vị lãnh đạo DNNN quản lý, sử dụng, có phải tiền túi của các vị ấy bỏ ra đâu mà xót? Tranh thủ kiếm chác, nếu có bị phát hiện, thất thoát, thua lỗ, cứ đổ cho cơ chế, thiếu luật điều chỉnh, hướng dẫn thự hiện, thế là… hòa cả làng!
Nguyễn Ngọc Trung, email trung.nguynngc46@gmail.com ví von: TĐ, TCT nhà nước như những con tàu lớn, nhưng khi chạy ra biển thì có vẻ rất ỳ ạch và rối loạn về phương hướng nên hiệu quả kinh tế thấp.
DNNN được chiều chuộng như …mẹ chiều con
Lưu Quang Đức, email anhduc1952@Yahoo.com.vn ‘thách đố’: Giả sử rằng có một tư nhân là bất kỳ ai đó, có rất nhiều tiền, (kể cả là tiền riêng của các quan chức các loại tại Việt Nam đương thời), đố ai dám cả gan mở hầu bao dốc đổ vốn liếng riêng tư của mình vào mấy cái ‘tầu há mồm’ là những TĐ kinh tế nhà nước? Dòng vốn đầu tư bấy lâu nay vẫn chảy đều đều vào đó chỉ là từ… cái niêu Thạch Sanh, gọi tắt là ‘công quỹ’.
Quan điểm của Thân Văn Chính, email otochinh@gmail.com: Đã làm ăn là phải đầu tư, nhưng thua lỗ do đâu mới là vấn đề? Cần chế tài mạnh vào, phải có người chịu trách nhiệm, không thì càng làm càng lỗ.
Lê Đức Phương, email phuongled@gmail.com nhìn nhận: Các TĐ và TCT nhà nước làm ăn thua lỗ là do các nguyên nhân cơ bản sau: - Bộ máy điều hành có năng lực thấp do ê kíp nên những người có năng lực thường bị loại. - Tắc trách trong công việc, tính toán cho cá nhân và tham nhũng lớn.
Góc nhìn khác, của Định Nguyễn, email dinhtuco@yahoo.com.vn: Theo tôi, một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến các TCT, các TĐ kinh tế lớn của nhà nước thua lỗ lớn, nợ khủng là do công tác quản lý của cơ quan thẩm quyền nhà nước.
Phân tích khá mới mẻ của Yên Phong, email viengiay@hn.vnn.vn: Có thể nói một trong những lý do các DNNN hay vi phạm các quy định về quản lý, dẫn đến thất thoát, lãng phí, kinh doanh kém hiệu quả là… được nuông chiều, thường được nhắc đến nhiều là những ưu đãi nhiều mặt về cơ chế. Tuy nhiên có nột kiểu nuông chiều khá nguy hiểm là sự dễ dãi của lãnh đạo các cấp quản lý đối với lãnh đạo các DNNN. Thấy làm sai, thấy nguy cơ sai, thấy và biết tiêu cực nhưng sẵn sàng ‘lờ đi’ hay nhắc nhở chiếu lệ. Có nhiều nguyên nhân, nhưng đáng quan tâm nhất là nguyên nhân kinh tế. Cái sự nuông chiều, dễ dãi ấy làm cho đa số lãnh đạo DNNN ít thấy sợ mắc sai phạm, thậm chí biết sai vẫn làm. Sự chiều chuộng đó giống như …mẹ chiều con, không dễ khắc phục và rắt khó có giải pháp về cơ chính sách để ngăn chặn.
Mai Thanh, email thanhthanh2015@gmail.com bổ sung: Chuyện TĐ đầu tàu lỗ và nợ nần đã từ lâu nhiều người biết và xót xa, nhưng trên các diễn đàn, các quan chức đều đánh giá một cục ‘các DNNN làm ăn có...hiệu quả thấp, chưa tướng xứng với tiềm năng, với kỳ vọng’ v.v và v.v… Như thế là chưa dám nhìn thẳng, nói thẳng vào sự thật cái ung nhọt đã âm ỷ lâu nay rồi. Đã đến lúc (dù muộn màng) cần mạnh dạn xử lý theo đúng pháp luật (không có vùng cấm).
Đề xuất của email thangle262@gmail.com: Cần tổ chức lại các TĐ, phải áp dụng mô hình khác hiệu quả hơn với sự tham gia quản lý, giám sát của nhiều ban ngành và nhân dân. Thậm chí nếu cần thì phải xóa sổ các tập đoàn làm ăn kém hiệu quả. Hơn nữa, cơ quan thanh tra, điều tra kinh tế nên điều tra tìm hiểu tại sao lại thất thoát nhiều tài sản đến vậy? Phải tìm ra bằng được nguyên nhân và kẻ nào gây ra để truy tố hình sự, thậm chí tử hình. Và người dân chúng tôi mong rằng ai quản lý mà quá kém hiệu quả, làm thất thoát tài sản của nhân dân, làm mất niềm tin của nhân dân, thì nên từ chức để người khác làm thay như ở các nước khác.
Ban Bạn đọc