- Vào năm 1993 mẹ tôi có mua một mảnh đất rộng 2.000m2, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến năm 1995 gia đình tôi bị kẻ trộm đột nhập lấy cắp một số tiền và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên.

Gia đình tôi có báo chính quyền địa phương và làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dung đất ngay sau đó, nhưng đến năm 2010 mới làm đủ thủ tục và được cấp lại giấy CNQSDĐ với diện tích hơn 1.500m2 vào năm 2011.

Trong thời gian từ năm 1993-1996, một hộ gia đình mà người bán đất cho chúng tôi cho ở nhờ trước đó đã xây dựng nhà tạm trên mảnh đất. Do mất sổ đỏ nên gia đình tôi chưa khiếu nại. Nay người bán đất đã chết, chúng tôi muốn lấy lại phần đất bị người kia xây nhà tạm thì làm thế nào? Thủ tục ra sao?

{keywords}
Ảnh minh họa

Đối với tranh chấp đất đai hòa giải là bước đầu tiên và nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải với nhau. Tại Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định:

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Thẩm quyền giải quyết

Sau khi hòa giải không thành thì đối với tranh chấp đất đai có sổ đỏ sẽ gửi đơn lên Tòa án nhân dân yêu cầu được giải quyết. Theo thông tin bạn cung cấp việc tranh chấp giữa bạn và hộ gia đình mà người bán đất cho ở nhờ trước đó đã xây dựng nhà tạm trên mảnh đất nếu hòa giải không thành sẽ do Tòa án giải quyết. Bạn cũng nên thực hiện đúng nghĩa vụ của người sử dụng đất là làm đầy đủ các thủ tục nhận đất và đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng quy định pháp luật.

Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Nhặt được sổ đỏ có thể đem cầm cố?

Nhặt được sổ đỏ có thể đem cầm cố?

Nếu làm mất sổ đỏ thì người nhặt được sổ đỏ có thể cầm cố ngân hàng để lấy tiền được không, khi người đó không đứng tên trên sổ?

Chưa đủ 18 tuổi, con tôi có được đứng tên sổ đỏ?

Chưa đủ 18 tuổi, con tôi có được đứng tên sổ đỏ?

Vợ chồng tôi kết hôn được 10 năm, có với nhau 2 người con, một trai 9 tuổi và một gái 3 tuổi. Tôi nhận nuôi con gái, còn con trai về ở với bố.

Muốn cho con trai đất, bất ngờ phát hiện mất sổ đỏ

Muốn cho con trai đất, bất ngờ phát hiện mất sổ đỏ

Gia đình chồng tôi có 9 người con, trong đó có 3 người con trai và 6 người con gái. Bố chồng tôi vẫn khỏe mạnh, minh mẫn nhưng mẹ chồng tôi lại mắc bệnh Alzheimer gia đoạn cuối