Những đứa trẻ chỉ là nạn nhân. Bọn trẻ con từ các bản làng cheo leo vẫn nhẫn nại, nhịn đói tìm đường tới trường.
“Cơn bão” mang tên “gian lận thi cử” vừa chấn động vùng sơn cước Hà Giang.
Nói đến Hà Giang, nhiều người liên tưởng đến vẻ đẹp hoang hoải nao lòng của hoa tam giác mạch, đến sự hùng vĩ của đèo Mã Pì Lèng, đến những ngôi nhà cheo leo quanh cao nguyên đá Đồng Văn, đến dinh thự họ Vương ở Sà Phìn, chợ tình Khau Vai…. nơi có những đứa trẻ ăn không đủ no vẫn háo hức vượt khó gập gềnh đi tìm con chữ.
Với những gì được thiên nhiên ưu đãi, Hà Giang hoàn toàn có cơ hội, trở thành điểm dừng chân thu hút khách du lịch ưa mạo hiểm, khám phá.
Nhưng những ngày này Hà Giang đang nổi như cồn, không phải nổi nhờ cảnh đẹp trời phú, mà nồi vì chuyện “gian lận thi cử” đã bị lộ. Ngay khi mới thôi, biết bao thí sinh Hà Giang phải vượt lũ tới trường thi, thì có 114 em đã được âm thầm nâng từ điểm 1 lên điểm 9. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được “phù phép” tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định. Thông tin vừa được công bố chính thức khiến phụ huynh có con cũng vừa kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2018 vô cùng giận dữ. Rất nhanh chóng, trên nhiều diễn đàn, người ta giễu chế “Em phải đến Hà Giang thi tốt nghiệp”.
Họp báo chiều 17/7 công bố sai phạm thi cử tại Hà Giang. Ảnh: Thanh Hùng |
Nói cho công bằng, học sinh vùng cao đi học kiếm chữ đã khó, vào tới PTTH lại càng khó muôn trùng. Bọn trẻ con từ các bản làng cheo leo vẫn nhẫn nại, nhịn đói tìm đường tới trường.
Gần đây, chúng ta đang rất nỗ lực cải tổ chuyện thi cử. Kỳ thi vừa rồi được áp dụng các công cụ công nghệ thông tin như thi trắc nghiệm, quản lý từ khâu ra đề, in sao, thí sinh làm bài, chấm quét và thậm chí còn "số hoá" cao tới khâu vào điểm. Ý tưởng thì thật hay, nhưng thật tiếc, một số người tâm không sáng, tham lam, vụ lợi đã gian lận, làm ảnh hưởng xấu đến những nỗ lực tích cực này.
Công nghệ IT tự động nhưng can thiệp lại do con người. Đơn giản chỉ cần vài giây để sửa kết quả cho một thí sinh gửi gắm. Bảng biểu kết quả thi dưới dạng Excel, chỉ cần người thạo một chút, việc thay đổi không lâu hơn một nốt nhạc.
Rất nhanh chóng, các cơ quan chức năng đã vào cuộc rốt ráo. Chuyện gian lận đã bị phơi bày, nhưng bước tiếp theo sẽ là gì? Đây là câu hỏi mà dư luận đang đặc biệt quan tâm, chờ đợi câu trả lời từ bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhìn lại 30 năm đổi mới, ngành Giáo dục và Đào tạo đã nhanh nhạy đưa ra rất nhiều sáng kiến quan trọng, ví dụ như "nói không với tiêu cực trong thi cử", "nói không với việc chạy theo thành tích”, “nói không với ngồi nhầm lớp”.
Ngay khi những thông điệp đó vang lên trên các diễn đàng công khai, và được khối truyền thông truyền tải trên khắp các mặt báo, dư luận đồng lòng ủng hộ, tới nay đã hơn một thập kỷ. Nhiều học trò từng tham gia kỳ thi tốt nghiệp PTTH 12 năm trước giờ cũng đã xấp xỉ tuổi 30, ít nhiều trong số họ đang được giao trọng trách, phần đông đang lo cho con cái học hành.
Nếu như cơn bão Sơn Tinh đổ vào đất liền, gây thiệt hại thì chúng ta cũng sẽ chống chọi được thôi. Nhưng cơn bão mang tên “gian lận thi cử” khởi lộ từ Hà Giang e rằng sẽ còn đeo bám theo bia miệng.
Vụ "gian lận trong thi cử" đã buộc cơ quan chức năng vào cuộc. Người nào sai sẽ bị xử lý nghiêm theo phép nước. Suy cho cùng, số đông người Hà Giang không có lỗi, bọn trẻ con lại càng không có lỗi.
Hiệu Minh
Gian lận thi cử ở Hà Giang: Sau phanh phui quyết liệt là gì?
Muốn giáo dục đi đúng hướng thì phải triệt tiêu những nhu cầu xã hội giả tạo và hình thức.
Nghi vấn "con ông cháu cha" hưởng điểm thi "khống": Lãnh đạo Hà Giang nói gì?
Trước những phản ánh về việc nhóm điểm thi cao rơi vào các thí sinh có liên quan hay con cháu của các lãnh đạo các đơn vị trực thuộc tỉnh và nghi vấn chuyện chạy điểm, đại diện tỉnh Hà Giang đã có những phản hồi.
Thưa ‘con ông cháu cha’, nghề này không dành cho các vị!
Nghề báo không phù hợp với những “cậu ấm, cô chiêu” con quan chức được chiều chuộng từ trứng nước, cũng như những người “sáng cắp ô đi, tối cắp về” đúng kiểu công chức hành chính.
Thi cử thống khổ, sao con em ta vẫn thua xa bạn bè quốc tế?
Nhu cầu tìm ra một cách tiếp cận mới cho tuyển sinh các lớp đầu cấp đã cấp thiết lắm rồi, vì hệ lụy lâu dài của nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của thế hệ trẻ.