- Trong một tuyên bố chung đưa ra ngày 22/2, ASEAN muốn Campuchia và Thái Lan giải
quyết tranh chấp hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực. Indonesia sẽ cử
quan sát viên tới hai bên biên giới ở khu vực tranh chấp.
Thái Lan-Campuchia ngày càng nặng sức ép ngoại giao
Nối lại đối thoại hòa giải
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tiến hành phiên họp không chính thức hôm qua
tại Jarkata, Indonesia, nước Chủ tịch đương nhiệm ASEAN, để thảo luận và đưa ra
quan điểm đối với các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có các
vụ xung đột biên giới gần đây giữa Campuchia và Thái Lan.
Ngoại trưởng các nước Campuchia và Thái Lan đã thông báo về những diễn biến căng thẳng gần đây tại khu vực biên giới hai nước.
Tại phiên họp, các Ngoại trưởng ASEAN nhắc lại mong muốn hai nước cùng kiềm chế, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở Hiến chương ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) cũng như tinh thần đoàn kết ASEAN, vì lợi ích của nhân dân hai nước cũng như hòa bình, ổn định ở khu vực và Cộng đồng ASEAN.
Thừa ủy quyền của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Trợ lý Bộ trưởng Phạm Quang Vinh tham dự phiên họp đã phát biểu nêu quan điểm, lập trường của Việt Nam đối với xung đột Campuchia - Thái Lan.
Đề cao tầm quan trọng của hòa bình, ổn định ở khu vực, ông Vinh khẳng định lại mong muốn hai bên hết sức kiềm chế, thực hiện ngừng bắn và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, cũng như Hiến chương ASEAN và Hiệp ước TAC.
Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận đạt được giữa Campuchia và Thái Lan về ngừng bắn và sớm nối lại đối thoại giải quyết vấn đề biên giới, ủng hộ vai trò của ASEAN cũng như nỗ lực của Chủ tịch ASEAN trong việc hỗ trợ hai bên giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Tại hội nghị, Campuchia và Thái Lan cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp và thỏa thuận giữa đại diện quân sự hai nước họp ngày 19/2/2011 về ngừng bắn và tránh đụng độ vũ trang cũng như việc hai nước sẽ sớm nối lại các cơ chế đàm phán về biên giới.
Trong khi đó, ASEAN nhất trí tham gia tích cực và phát huy vai trò trong hỗ trợ hai nước thành viên giải quyết hòa bình các tranh chấp cũng như ủng hộ Chủ tịch ASEAN tiếp tục các nỗ lực hòa giải giữa hai bên.
Qua quá trình tham vấn tại hội nghị, trên cơ sở thỏa thuận của hai nước Campuchia và Thái Lan và sự đồng thuận của các nước ASEAN, Chủ tịch ASEAN đã ra Tuyên bố về kết quả Hội nghị.
Tuyên bố nhấn mạnh cam kết của Campuchia và Thái Lan về thực hiện các nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp, không sử dụng vũ lực như được quy định trong TAC, Hiến chương ASEAN và Hiến chương Liên hợp quốc, ủng hộ Campuchia và Thái Lan cam kết tránh xung đột vũ trang như thỏa thuận đạt được ngày 19/2.
ASEAN cũng hoan nghênh việc Campuchia và Thái Lan mời Indonesia với tư cách Chủ tịch ASEAN cử quan sát viên tới hai bên biên giới ở khu vực tranh chấp cũng như việc Chủ tịch ASEAN tiếp tục tham gia hỗ trợ Campuchia và Thái Lan hòa giải, nối lại thương lượng song phương nhằm giải quyết vấn đề một cách hữu nghị.
Các nước ASEAN cũng mong muốn hai nước liên quan tranh chấp tiếp tục đề cao tinh thần hợp tác, xây dựng và thiện chí, sẽ nghiêm túc thực hiện những thỏa thuận đã đạt được.
Linh Thư
Thái Lan-Campuchia ngày càng nặng sức ép ngoại giao
Ảnh: Reuters |
Ngoại trưởng các nước Campuchia và Thái Lan đã thông báo về những diễn biến căng thẳng gần đây tại khu vực biên giới hai nước.
Tại phiên họp, các Ngoại trưởng ASEAN nhắc lại mong muốn hai nước cùng kiềm chế, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở Hiến chương ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) cũng như tinh thần đoàn kết ASEAN, vì lợi ích của nhân dân hai nước cũng như hòa bình, ổn định ở khu vực và Cộng đồng ASEAN.
Thừa ủy quyền của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Trợ lý Bộ trưởng Phạm Quang Vinh tham dự phiên họp đã phát biểu nêu quan điểm, lập trường của Việt Nam đối với xung đột Campuchia - Thái Lan.
Đề cao tầm quan trọng của hòa bình, ổn định ở khu vực, ông Vinh khẳng định lại mong muốn hai bên hết sức kiềm chế, thực hiện ngừng bắn và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, cũng như Hiến chương ASEAN và Hiệp ước TAC.
Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận đạt được giữa Campuchia và Thái Lan về ngừng bắn và sớm nối lại đối thoại giải quyết vấn đề biên giới, ủng hộ vai trò của ASEAN cũng như nỗ lực của Chủ tịch ASEAN trong việc hỗ trợ hai bên giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Tại hội nghị, Campuchia và Thái Lan cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp và thỏa thuận giữa đại diện quân sự hai nước họp ngày 19/2/2011 về ngừng bắn và tránh đụng độ vũ trang cũng như việc hai nước sẽ sớm nối lại các cơ chế đàm phán về biên giới.
Trong khi đó, ASEAN nhất trí tham gia tích cực và phát huy vai trò trong hỗ trợ hai nước thành viên giải quyết hòa bình các tranh chấp cũng như ủng hộ Chủ tịch ASEAN tiếp tục các nỗ lực hòa giải giữa hai bên.
Qua quá trình tham vấn tại hội nghị, trên cơ sở thỏa thuận của hai nước Campuchia và Thái Lan và sự đồng thuận của các nước ASEAN, Chủ tịch ASEAN đã ra Tuyên bố về kết quả Hội nghị.
Tuyên bố nhấn mạnh cam kết của Campuchia và Thái Lan về thực hiện các nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp, không sử dụng vũ lực như được quy định trong TAC, Hiến chương ASEAN và Hiến chương Liên hợp quốc, ủng hộ Campuchia và Thái Lan cam kết tránh xung đột vũ trang như thỏa thuận đạt được ngày 19/2.
ASEAN cũng hoan nghênh việc Campuchia và Thái Lan mời Indonesia với tư cách Chủ tịch ASEAN cử quan sát viên tới hai bên biên giới ở khu vực tranh chấp cũng như việc Chủ tịch ASEAN tiếp tục tham gia hỗ trợ Campuchia và Thái Lan hòa giải, nối lại thương lượng song phương nhằm giải quyết vấn đề một cách hữu nghị.
Các nước ASEAN cũng mong muốn hai nước liên quan tranh chấp tiếp tục đề cao tinh thần hợp tác, xây dựng và thiện chí, sẽ nghiêm túc thực hiện những thỏa thuận đã đạt được.
Linh Thư