Thái Lan và Campuchia đang đối mặt với sức ép
ngoại giao ngày càng tăng nhằm chấm dứt đọ súng ở vùng biên giới tranh chấp
quanh đền cổ 900 năm tuổi Preah Vihear khi điểm nóng này yên tiếng súng trong
hôm nay (9/2).
TIN LIÊN QUAN:
Hàng nghìn người lánh nạn vì giao tranh Thái - Campuchia
Lính Thái Lan và Campuchia lại bắn nhau
Campuchia, Thái Lan lại đàm phán về tranh chấp biên giới
Lính Campuchia và Thái Lan lại đọ súng
Preah Vihear: Lịch sử, lý lẽ hay chủ nghĩa dân tộc?
Thái, Campuchia đọ súng gần ngôi đền tranh chấp
Các nhân chứng cho hãng tin Reuters hay, khoảng 20 xe tăng Thái Lan đã được điều
động tới một doanh trại ở Kantaralak thuộc tỉnh Sri Sa Ket, giáp vùng tranh
chấp. Tuy nhiên, quân đội Thái Lan khẳng định họ không tăng cường binh lính
trong khu vực.
Thái Lan và Campuchia đổ lỗi cho nhau khơi mào các cuộc đọ súng vốn cướp sinh mạng của 3 người Thái và 8 người Campuchia kể từ ngày 4/2. Ít nhất 34 binh sĩ Thái Lan và 55 người Campuchia bị thương, theo các thông báo chính thức từ cả hai phía.
Các nhà ngoại giao tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho biết, rất có thể cơ quan gồm 15 quốc gia này sẽ thảo luận vấn đề Campuchia - Thái Lan trong tuần tới, sau khi Mỹ, Trung Quốc và ASEAN ra thông báo kêu gọi hai bên cùng kiềm chế.
Các cuộc hội đàm song phương có thể diễn ra ở New York, nhiều khả năng vào thứ Hai tuần sau (14/2) khi Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya báo cáo tóm lược trước Hội đồng Bảo an, theo phát ngôn viên Thani Thongpakdi của ông Piromya. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Campuchia, Hor Namhong, cũng sẽ có mặt ở New York.
"Có khả năng hai bên sẽ gặp nhau bên lề", phát ngôn viên Thani cho biết và nói thêm rằng, Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia - nước giữ vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2011 - cũng sẽ tới New York.
Trong khi đó, tình hình dọc biên giới giữa Thái Lan và Campuchia trong hôm nay (9/2) tiếp tục căng thẳng nhưng không có tiếng súng. Binh lính hai nước vẫn được đặt trong tình trạng báo động cao. Các chỉ huy Thái Lan cho biết họ không cho rằng sự ổn định có thể kéo dài lâu.
"Tình hình vẫn yên tĩnh song những gì xảy ra tiếp theo phụ thuộc vào quân đội Thái Lan", Chea Dara, Phó Tư lệnh Quân đội Campuchia, nói với hãng tin Reuters.
Thanh Hảo (Theo Reuters, THX)
Thái Lan và Campuchia đổ lỗi cho nhau khơi mào các cuộc đọ súng vốn cướp sinh mạng của 3 người Thái và 8 người Campuchia kể từ ngày 4/2. Ít nhất 34 binh sĩ Thái Lan và 55 người Campuchia bị thương, theo các thông báo chính thức từ cả hai phía.
Các nhà ngoại giao tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho biết, rất có thể cơ quan gồm 15 quốc gia này sẽ thảo luận vấn đề Campuchia - Thái Lan trong tuần tới, sau khi Mỹ, Trung Quốc và ASEAN ra thông báo kêu gọi hai bên cùng kiềm chế.
Các cuộc hội đàm song phương có thể diễn ra ở New York, nhiều khả năng vào thứ Hai tuần sau (14/2) khi Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya báo cáo tóm lược trước Hội đồng Bảo an, theo phát ngôn viên Thani Thongpakdi của ông Piromya. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Campuchia, Hor Namhong, cũng sẽ có mặt ở New York.
"Có khả năng hai bên sẽ gặp nhau bên lề", phát ngôn viên Thani cho biết và nói thêm rằng, Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia - nước giữ vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2011 - cũng sẽ tới New York.
Trong khi đó, tình hình dọc biên giới giữa Thái Lan và Campuchia trong hôm nay (9/2) tiếp tục căng thẳng nhưng không có tiếng súng. Binh lính hai nước vẫn được đặt trong tình trạng báo động cao. Các chỉ huy Thái Lan cho biết họ không cho rằng sự ổn định có thể kéo dài lâu.
"Tình hình vẫn yên tĩnh song những gì xảy ra tiếp theo phụ thuộc vào quân đội Thái Lan", Chea Dara, Phó Tư lệnh Quân đội Campuchia, nói với hãng tin Reuters.
Thanh Hảo (Theo Reuters, THX)