- Tại hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất bàn cơ cấu, số lượng đại biểu Quốc hội khóa tới hôm qua (23/2) ở Hà Nội, các thành viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã nêu các kiến nghị về tăng số dư, tăng tỷ lệ ĐB ngoài Đảng để bầu cử QH khóa XIII thực sự dân chủ.
Ông Lưu Văn Đạt (Chủ nhiệm Hội đồng
Tư vấn về dân chủ - pháp luật): Tiêu chuẩn am hiểu pháp luật
Tôi cho rằng nên giảm thiểu số đại diện
cơ quan hành pháp. Tôi cảm thấy, các vị chủ tịch tỉnh không nên
tham gia QH mà nên dành thời gian điều hành ở địa phương.
Tăng ĐB chuyên trách là hướng tới xây dựng QH chuyên nghiệp, nhưng phải tăng thường xuyên.
Về đại diện ngoài Đảng, tôi cho rằng nên tăng tỷ lệ, phải trân trọng hiền tài ngoài Đảng.
Trong kỳ hiệp thương khóa trước, tôi đã nhấn mạnh chỉ cần tỷ lệ đảng viên trong QH lên tới 60% là đủ đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng rồi. Nên tăng tỷ lệ thành phần ĐB ngoài Đảng cũng không ảnh hưởng gì nhiều.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Hoàng Thám:Bình đẳng với người tự ứng cử
Một Quốc hội mạnh là nơi mà những đại biểu, những tổ chức có người đại diện phải có điều kiện để hoạt động. Điều kiện về trình độ, năng lực, thời gian, vật chất.
Về chuyện bình đẳng, dân chủ trong bầu chọn đại biểu, tôi nhất trí theo chủ trương của Đảng, đó là phải có người tự ứng cử. Nhưng MTTQ phải có ý kiến làm sao để có sự bình đẳng nhiều hơn giữa người được giới thiệu và người tự ứng cử.
Tôi suy nghĩ mấy việc có thể làm.
Thứ nhất, không lẽ ta chỉ có cơ cấu các đại biểu, các tổ chức thôi, còn không thể có cơ cấu tự ứng cử sao?
Nên chăng tại kỳ bầu cử này có thể cho phép phân bổ tỷ lệ 10% người tự ứng cử không? Và liệu có thể có thêm người tự ứng cử ở cơ quan Trung ương không, hay là tỷ lệ người tự ứng cử thì cứ giao cho địa phương?
Đề nghị thứ hai là trong quá trình hiệp thương, ta nên bỏ khái niệm tự ứng cử đi. Vì tự ứng cử là khái niệm đặt ra khi họ nộp hồ sơ thôi. Còn trong quá trình niêm yết danh sách, đi tiếp xúc cử tri thì nên bỏ.
Ông Nguyễn Túc (Đoàn Chủ tịch):
Tăng cơ cấu ngoài Đảng
... Tôi có một đề nghị là lần này phải
chấm dứt tình trạng cơ quan Trung ương giới thiệu ứng viên về địa phương là giới
thiệu luôn số tròn để trúng, còn dưới địa phương phải giới thiệu số dư nhiều để
"lót đường" cho đại biểu Trung ương.
Thứ hai là việc tăng tỷ lệ người ngoài Đảng. Cơ cấu Trung ương dự kiến là 10 - 15% người ngoài Đảng nhưng tôi nghĩ ít nhất là hơn 20%. 80% ĐB là đảng viên thì khi biểu quyết tỷ lệ vẫn quá bán. Vấn đề chính là khi tăng tỷ lệ người ngoài Đảng thì không khí dân chủ trong dân trong Đảng càng lên.
Biết rằng việc này rất khó, vì từ thời Tổng bí thư Đỗ Mười đã đặt ra yêu cầu tăng người ngoài Đảng mà đến nay vẫn làm chưa được.
Ông Đỗ Duy Thường (Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về dân chủ - pháp luật):Dân chờ đợi có số dư
Theo như luật thì chưa có gì mở hơn. Nhưng luồng gió dân chủ từ ĐH Đảng XI đang thổi trong dân, nhân dân đang phấn khởi. Vậy thì bầu cử ĐBQH sắp tới có được không khí và luồng gió dân chủ đó không?
Tôi chỉ nói chuyện số dư. Địa phương mong mỏi, luật pháp cho phép và người dân chờ đợi. Đây là thời điểm khi tiến hành bầu phải có tỷ lệ số dư ngay từ cơ quan Trung ương mà xuống. Khi chúng ta có tỷ lệ số dư để dân bầu chọn, dân sẽ rất hoan nghênh.
Trong cơ cấu, có tỷ lệ phù hợp với đại diện phụ nữ, tôn giáo, dân tộc, nhưng còn người tự ứng cử? Làm công tác bầu cử đã 20 năm nay, tôi thấy nhiều người tâm huyết muốn tự ứng cử mà không dám vì sợ không trúng.
Khóa XII riêng TP.HCM có 150 người tự ứng cử. Hà Nội có 70 - 80 người. Nhưng đến khóa này, với không khí này, không biết sẽ có bao nhiêu người tự ứng cử.
Lê Nhung ghi - Ảnh: Hoàng LongNgượng vì những ghế trống
Tối đa 20% đại biểu Quốc hội là người ngoài Đảng
Làm Thứ trưởng nói gì cũng khó
Đại
biểu kiêm nhiệm: Bổ trợ thì ít, triệt tiêu thì nhiều