- Cho rằng "dấu ấn" nổi bật nhất của nhiệm kỳ QH khóa XII là tạo được không khí sinh hoạt dân chủ, song, theo Phó trưởng đoàn ĐBQH Hưng Yên Vũ Quang Hải, vẫn còn những nội dung đưa ra Quốc hội còn thiếu thông tin, thiếu thời gian, khiến các ĐB chưa đưa ra được quyết định chính xác nhất.
TIN LIÊN QUAN
"Vẫn còn nợ dân"
Là người tích cực hoạt động trong suốt nhiệm kỳ Quốc hội, luôn phát biểu ý kiến cũng như thường xuyên chất vấn trên hội trường, nhưng còn điều gì ông thấy mình vẫn chưa làm được?
- Cuộc sống đặt ra rất nhiều vấn đề thiết thực, nóng bỏng. Người dân luôn mong tất cả những vấn đề đó được đại biểu QH phản ánh trên diễn đàn Quốc hội. Nhưng nhìn lại nhiệm kỳ vừa qua, tôi thấy mình vẫn làm chưa tốt, vẫn còn nợ người dân rất nhiều.
Thứ nhất là xung quanh chuyện tiếp nhận đơn thư khiếu nai, tố cáo của người dân. Nhiều vấn đề ĐBQH đã nêu ra nhưng các cơ quan chức năng chưa giải quyết rốt ráo nên dân vẫn còn bức xúc. Mà vướng mắc chủ yếu nằm ở chỗ chưa sửa đổi Luật đất đai, khiến cho các khiếu kiện diễn ra kéo dài.
Người dân luôn nhìn thấy sự chi phối của các nhóm lợi ích xung quanh chuyện thu hồi đất nông nghiệp, rồi giá đền bù.
Trong nhiệm kỳ QH vừa qua, các ĐBQH đã kiến nghị phải sửa căn cơ luật đất đai nhưng rồi lấn cấn mãi vẫn chưa đưa ra để sửa được.
Tôi cảm thấy rất tiếc. Bởi nếu kịp làm sớm thì quyền lợi của người dân sẽ được đảm bảo.
Một vấn đề nữa tôi nghĩ các ĐBQH khóa XII vẫn còn nợ người dân đó là các chính sách liên quan nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Chúng ta đã nhìn ra những vấn đề bất cập liên quan đến khu vực này nhưng nếu các ĐBQH mà sâu sát hơn, thúc đẩy mạnh mẽ hơn thì hiệu quả đạt được cao hơn và mang lại lợi ích nhiều hơn nữa cho nông dân. Quả thật đang có nhiều chương trình đầu tư cho tam nông nhưng thực hiện chưa tốt, ví dụ giao thông nông thôn, đường xá, công trình, rồi cơ giới hóa, tích tụ ruộng đất...
Nhiệm kỳ QH khóa XII, QH đã thông qua nhiều dự án, chủ trương lớn. Ông có tự hào vì mình là một trong số các ĐBQH đã góp phần tham gia quyết định và bỏ phiếu cho những chủ trương lớn đó không?
- Trong khóa này, QH đã đồng lòng và quyết tâm thông qua nhiều chủ trương lớn có ý nghĩa về kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chủ trương, nghị quyết sau khi bấm nút thông qua chúng tôi vẫn còn thấy phân vân, lăn tăn. Giá như có đầy đủ thông tin hơn nữa thì các quyết định đưa ra sẽ chính xác hơn, hiệu quả hơn.
Những hoạt động nổi bật nhất và để lại dấu ấn nhất mà QH khóa XII đã làm được là gì thưa ông?
- Tôi cho rằng nhiệm kỳ QH khóa XII đã có nhiều đổi mới thực sự nổi bật. Nhiều ĐBQH đã phát huy trí tuệ cũng như mọi thẩm quyền được trao và đã nói lên được các bức xúc mà nhân dân gửi gắm.
Chẳng hạn, nếu một vấn đề nào đó chưa được cung cấp đầy đủ thông tin thì ĐBQH luôn yêu cầu phải có thêm thông tin. Không khí tranh luận bao giờ cũng sôi nổi và tích cực hơn, với nhiều tiếng nói trái chiều.
Như vậy, thành công lớn nhất trong hoạt động nhiệm kỳ QH vừa qua có lẽ là khi có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra, thậm chí nhiều quan điểm phải nói là rất mạnh mẽ, rất thẳng thắn, không ngại va chạm. Những ý kiến ấy chính là nguyện vọng, tâm tư của nhân dân.
Và tất cả đã được lắng nghe để rồi sau đó các cơ quan Chính phủ đã cung cấp thêm thông tin hoặc giải trình thêm.
Những điều đó cho thấy QH đã tạo ra được một không khí sinh hoạt dân chủ sôi nổi chứ không có chuyện tất cả được áp đặt sẵn. Tất nhiên, mọi vấn đề được giải quyết phải có thời gian.
Có được những bước tiến đó xuất phát từ đâu, thưa ông?
- Bắt đầu từ thay đổi nhận thức ở những cấp cao nhất. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã phát huy được vai trò của mình.
Nhưng quan trọng nhất là xuất phát từ cá nhân các vị ĐBQH.
Khi anh đã được dân trao quyền đại diện thì phải thể hiện trọn vẹn vai trò và phát huy đầy đủ trách nhiệm. Nếu ý thức được điều đó, các ĐBQH không nên ngại ngần mà phải kiên trì theo đuổi vấn đề đến cùng.
Mong thực quyền hơn nữa khi quyết định ngân sách
Bên cạnh nhiều dấu ấn nổi bật, còn vấn đề gì trong hoạt động của nhiệm kỳ vừa qua khiến ông thấy chưa hài lòng?
- Tôi vẫn còn thấy rất nhiều trăn trở. Chẳng hạn nhiều nội dung đưa ra Quốc hội còn thiếu thông tin, thiếu thời gian, khiến các ĐB chưa đưa ra được quyết định chính xác nhất.
Hoặc, các ủy ban nên hoạt động chuyên sâu hơn, và tổ chức điều trần nhiều hơn nữa, phát huy hết công cụ được pháp luật trao.
Không tiếp tục tái cử khóa XIII, vậy còn điều gì ông muốn nhắn nhủ tới các ĐBQH khóa XIII sắp tới?
- Vẫn là mong muốn sửa đổi hệ thống quản lý và hệ thống chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thứ hai là QH phải thực quyền hơn nữa trong quyết định về ngân sách đất nước. Chỉ có như vậy QH mới thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất.
Hiện nay, việc trình dự toán ngân sách quá muộn cũng tạo áp lực cho ĐBQH. Nếu không thông qua thì sẽ phải sửa lại toàn bộ dự toán ngân sách. Nhưng nếu thông qua thì chưa đủ thông tin và chưa đủ điều kiện, số liệu. Trách nhiệm đè nặng khiến người ĐBQH vẫn cảm thấy chưa yên tâm.
Mà muốn để đưa ra quyết định chính xác thì các Ủy ban của QH cũng như ĐBQH phải có điều kiện tiếp cận sớm và tiếp cận đầy đủ hơn nữa.
Nhiều người vẫn nói rằng do QH của ta chưa thực sự chuyên nghiệp nên nhiều người chưa có điều kiện phát huy hết năng lực. Vậy, với ông, điều gì là quan trọng nhất đề một đại biểu Quốc hội có thể hoạt động hiệu quả nhất?
- Mỗi người có một cách tiếp cận khác nhau. Nhưng theo tôi, anh phải làm bằng tất cả cái tâm của mình. Nhất là khi anh đã được dân trao quyền.
Để bầu ra được một vị ĐBQH là rất tốn kém, cả hệ thống phải vào cuộc để chuẩn bị. Chính vì thế nên khi đã được dân bầu rồi là anh phải phát huy hết trách nhiệm tại các diễn đàn QH cũng như bằng các hoạt động của mình.
Vẫn biết trong cơ chế của chúng ta hiện nay để đạt được hiệu quả thật sự là rất khó, nhưng mọi thay đổi đều phải bắt đầu dần dần và phải thay đổi chính từ trong nhận thức của từng người làm đại biểu.
TIN LIÊN QUAN
"Vẫn còn nợ dân"
Là người tích cực hoạt động trong suốt nhiệm kỳ Quốc hội, luôn phát biểu ý kiến cũng như thường xuyên chất vấn trên hội trường, nhưng còn điều gì ông thấy mình vẫn chưa làm được?
- Cuộc sống đặt ra rất nhiều vấn đề thiết thực, nóng bỏng. Người dân luôn mong tất cả những vấn đề đó được đại biểu QH phản ánh trên diễn đàn Quốc hội. Nhưng nhìn lại nhiệm kỳ vừa qua, tôi thấy mình vẫn làm chưa tốt, vẫn còn nợ người dân rất nhiều.
|
ĐB Vũ Quang Hải tại một kỳ họp QH. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Người dân luôn nhìn thấy sự chi phối của các nhóm lợi ích xung quanh chuyện thu hồi đất nông nghiệp, rồi giá đền bù.
Trong nhiệm kỳ QH vừa qua, các ĐBQH đã kiến nghị phải sửa căn cơ luật đất đai nhưng rồi lấn cấn mãi vẫn chưa đưa ra để sửa được.
Tôi cảm thấy rất tiếc. Bởi nếu kịp làm sớm thì quyền lợi của người dân sẽ được đảm bảo.
Một vấn đề nữa tôi nghĩ các ĐBQH khóa XII vẫn còn nợ người dân đó là các chính sách liên quan nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Chúng ta đã nhìn ra những vấn đề bất cập liên quan đến khu vực này nhưng nếu các ĐBQH mà sâu sát hơn, thúc đẩy mạnh mẽ hơn thì hiệu quả đạt được cao hơn và mang lại lợi ích nhiều hơn nữa cho nông dân. Quả thật đang có nhiều chương trình đầu tư cho tam nông nhưng thực hiện chưa tốt, ví dụ giao thông nông thôn, đường xá, công trình, rồi cơ giới hóa, tích tụ ruộng đất...
Nhiệm kỳ QH khóa XII, QH đã thông qua nhiều dự án, chủ trương lớn. Ông có tự hào vì mình là một trong số các ĐBQH đã góp phần tham gia quyết định và bỏ phiếu cho những chủ trương lớn đó không?
- Trong khóa này, QH đã đồng lòng và quyết tâm thông qua nhiều chủ trương lớn có ý nghĩa về kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chủ trương, nghị quyết sau khi bấm nút thông qua chúng tôi vẫn còn thấy phân vân, lăn tăn. Giá như có đầy đủ thông tin hơn nữa thì các quyết định đưa ra sẽ chính xác hơn, hiệu quả hơn.
Những hoạt động nổi bật nhất và để lại dấu ấn nhất mà QH khóa XII đã làm được là gì thưa ông?
- Tôi cho rằng nhiệm kỳ QH khóa XII đã có nhiều đổi mới thực sự nổi bật. Nhiều ĐBQH đã phát huy trí tuệ cũng như mọi thẩm quyền được trao và đã nói lên được các bức xúc mà nhân dân gửi gắm.
Chẳng hạn, nếu một vấn đề nào đó chưa được cung cấp đầy đủ thông tin thì ĐBQH luôn yêu cầu phải có thêm thông tin. Không khí tranh luận bao giờ cũng sôi nổi và tích cực hơn, với nhiều tiếng nói trái chiều.
Như vậy, thành công lớn nhất trong hoạt động nhiệm kỳ QH vừa qua có lẽ là khi có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra, thậm chí nhiều quan điểm phải nói là rất mạnh mẽ, rất thẳng thắn, không ngại va chạm. Những ý kiến ấy chính là nguyện vọng, tâm tư của nhân dân.
Và tất cả đã được lắng nghe để rồi sau đó các cơ quan Chính phủ đã cung cấp thêm thông tin hoặc giải trình thêm.
Những điều đó cho thấy QH đã tạo ra được một không khí sinh hoạt dân chủ sôi nổi chứ không có chuyện tất cả được áp đặt sẵn. Tất nhiên, mọi vấn đề được giải quyết phải có thời gian.
Có được những bước tiến đó xuất phát từ đâu, thưa ông?
- Bắt đầu từ thay đổi nhận thức ở những cấp cao nhất. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã phát huy được vai trò của mình.
Nhưng quan trọng nhất là xuất phát từ cá nhân các vị ĐBQH.
Khi anh đã được dân trao quyền đại diện thì phải thể hiện trọn vẹn vai trò và phát huy đầy đủ trách nhiệm. Nếu ý thức được điều đó, các ĐBQH không nên ngại ngần mà phải kiên trì theo đuổi vấn đề đến cùng.
Mong thực quyền hơn nữa khi quyết định ngân sách
|
Ảnh
Lê Nhung |
- Tôi vẫn còn thấy rất nhiều trăn trở. Chẳng hạn nhiều nội dung đưa ra Quốc hội còn thiếu thông tin, thiếu thời gian, khiến các ĐB chưa đưa ra được quyết định chính xác nhất.
Hoặc, các ủy ban nên hoạt động chuyên sâu hơn, và tổ chức điều trần nhiều hơn nữa, phát huy hết công cụ được pháp luật trao.
Không tiếp tục tái cử khóa XIII, vậy còn điều gì ông muốn nhắn nhủ tới các ĐBQH khóa XIII sắp tới?
- Vẫn là mong muốn sửa đổi hệ thống quản lý và hệ thống chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thứ hai là QH phải thực quyền hơn nữa trong quyết định về ngân sách đất nước. Chỉ có như vậy QH mới thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất.
Hiện nay, việc trình dự toán ngân sách quá muộn cũng tạo áp lực cho ĐBQH. Nếu không thông qua thì sẽ phải sửa lại toàn bộ dự toán ngân sách. Nhưng nếu thông qua thì chưa đủ thông tin và chưa đủ điều kiện, số liệu. Trách nhiệm đè nặng khiến người ĐBQH vẫn cảm thấy chưa yên tâm.
Mà muốn để đưa ra quyết định chính xác thì các Ủy ban của QH cũng như ĐBQH phải có điều kiện tiếp cận sớm và tiếp cận đầy đủ hơn nữa.
Nhiều người vẫn nói rằng do QH của ta chưa thực sự chuyên nghiệp nên nhiều người chưa có điều kiện phát huy hết năng lực. Vậy, với ông, điều gì là quan trọng nhất đề một đại biểu Quốc hội có thể hoạt động hiệu quả nhất?
- Mỗi người có một cách tiếp cận khác nhau. Nhưng theo tôi, anh phải làm bằng tất cả cái tâm của mình. Nhất là khi anh đã được dân trao quyền.
Để bầu ra được một vị ĐBQH là rất tốn kém, cả hệ thống phải vào cuộc để chuẩn bị. Chính vì thế nên khi đã được dân bầu rồi là anh phải phát huy hết trách nhiệm tại các diễn đàn QH cũng như bằng các hoạt động của mình.
Vẫn biết trong cơ chế của chúng ta hiện nay để đạt được hiệu quả thật sự là rất khó, nhưng mọi thay đổi đều phải bắt đầu dần dần và phải thay đổi chính từ trong nhận thức của từng người làm đại biểu.
Hôm nay (21/3) sẽ bắt đầu khai mạc kỳ họp thứ chín, khép lại nhiệm kỳ
QH khóa XII. Trong 8 ngày họp, Quốc hội sẽ tập trung xem xét các báo cáo
đánh giá, tổng kết nhiệm kỳ của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ
tướng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát
Nhân dân tối cao. Quốc hội sẽ xem xét thông qua 4 dự án luật gồm: Luật Kiểm toán độc lập; Luật Phòng chống buôn bán người; Bộ sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự; Luật thủ đô; xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2010 và kế hoạch năm 2011. |
- Lê Nhung