- Chỉ cách căn hầm kiên cố bậc nhất Đông Dương của tướng Pháp De Castries 10 km đường chim bay là căn lán lá đơn sơ của vị tổng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp.

Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Sở chỉ huy của Quân đội Nhân dân Việt Nam nằm dưới tán rừng già thuộc địa phận xã Mường Phăng (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).

Là Tổng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc ấy còn là Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngoài nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng còn kiêm luôn nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động quân sự trên phạm vi toàn quốc cũng như chiến trường Đông Dương cùng phối hợp với Điện Biên Phủ để giành chiến thắng.

Trong căn lán lá 18 mét vuông dưới chân núi Pú Đồn này, vị tướng tài ba Võ Nguyên Giáp với đội quân trang bị vũ khí thô sơ hơn gấp nhiều lần đội quân viễn chinh Pháp đã giành chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". 

{keywords}
Lán làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn (Mường Phăng, Điện Biên). Lán được làm bằng những vật liệu tre, muồng, lá móc, lá gối khai thác tại chỗ. Lán có diện tích vỏn vẹn 18 mét vuông chia làm 2 gian, một gian là nơi làm việc, nghỉ ngơi của Đại tướng, gian còn lại dành cho cần vụ
{keywords}
Hầm chỉ huy của tướng De Castries, tổng chỉ huy binh đoàn tác chiến Tây Bắc của đội quân viễn chinh Pháp. Căn hầm được xây dựng cực kỳ kiên cố với các loại vật liệu có thể chịu được các loại hỏa lực
{keywords}
Nóc lán chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp lợp bằng lá rừng Mường Phăng

{keywords}
Nóc hầm tướng De Castries được làm bằng những tấm ghi thép hình vòm, trên xếp nhiều lượt bao cát và những cây gỗ lớn chịu được mọi hỏa lực của đối phương vào thời điểm đó

{keywords}
Bộ bàn ghế làm việc được làm bằng tre, nứa trong lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây cũng là nơi làm việc của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam
{keywords}
Hầm chỉ huy của tướng De Castries sâu 2 mét, rộng 8 mét và dài 20 mét, chia thành 4 ngăn
{keywords}
Chiếc giường ngủ làm bằng tre, nứa đơn sơ trong lán chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
{keywords}
Các bức thành hầm chỉ huy của tướng De Castries lát gỗ dày 0,8 mét xây bằng các loại vật liệu kiên cố
{keywords}
Từ lán Đại tướng Võ Nguyên Giáp thông sang lán Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và lán cố vấn quân sự Trung Quốc qua một đường hầm đào xuyên núi
{keywords}
Cửa vào hầm chỉ huy của tướng De Castries được bảo vệ bởi bức thành bê tông dày gần 1 mét và thông với các đường hào chạy bên ngoài hầm
{keywords}
Đường hầm thông giữa lán Đại tướng Võ Nguyên Giáp với lán của tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái dài 69 mét, rộng từ 1 đến 2 mét, cao 1,7 mét. Giữa đường hầm có một phòng họp diện tích 18 mét vuông. Trần được đỡ bởi những thanh tre, gỗ khai thác tại chỗ
{keywords}
Trần hầm chỉ huy của tướng De Castries bằng các tấm thép lá ghép liền nhau rất chắc chắn
{keywords}
Đường hầm xuyên núi tại lán Đại tướng Võ Nguyên Giáp do trung đội công binh thực hiện  trong 28 ngày đêm bằng những dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng và lấy dây rừng làm thước đo. Dọc đường hầm là 5 hốc đặt máy thông tin liên lạc
{keywords}
Có 8 phòng rộng rãi cùng đầy đủ những thiết bị, vũ khí tối tân tại trung tâm chỉ huy của tướng De Castries
{keywords}
Mặc dù hơn hẳn về tiềm lực quân sự, lại được sự giúp sức tích cực của Mỹ, cuối cùng đội quân viễn chinh Pháp ở Việt Nam mà đứng đầu là tướng De Castries đã phải thất bại trước Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới sự chỉ huy tài tình của vị Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Phù điêu bên ngoài hầm De Castries miêu tả cảnh đầu hàng của vị tướng viễn chinh Pháp
{keywords}
Hoa rừng người dân Mường Phăng đặt tại lán chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử để tưởng niệm vị Tổng tư lệnh không chỉ của Quân đội Nhân dân Việt Nam mà của cả toàn thể người dân Việt Nam sáng 4/10/2013, ngày Ông ra đi mãi mãi

Lê Anh Dũng

Kỳ tới: Người chuyển điện báo tin chiến thắng cho Bác Hồ