Hôm qua (29/11), Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo cho biết hàng không mẫu hạm mang tên Shi Lang của họ chạy thử lần hai.

Ban đầu, con tàu do Liên Xô xây dựng với tên gọi Varyag, nhưng đã không thể hoàn thiện công việc xây dựng trước khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.

Sau đó, Ukraina đã tháo dỡ hết vũ khí trên tàu và các động cơ trước khi bán cho Trung Quốc vào năm 1998 với giá 20 triệu USD.
Tàu sân bay lớp Kuznetsov dài 304.5m và rộng 37m với trọng lượng nước rẽ là 58.500 tấn được tu sửa hoàn toàn để phục vụ cho vai trò nghiên cứu và tập luyện tại Trung Quốc.
Hồi tháng 8, ở lần thử nghiệm đầu tiên, tàu Shi Lang đã xuất phát từ cảng Đại Liên, một thành phố ở phía đông bắc Trung Quốc.

Con tàu có tên là Shi Lang - lấy tên từ vị danh tướng Thi Lang vào thời kỳ cuối triều Minh đầu triều Thanh.

Báo chí Trung Quốc coi việc sở hữu con tàu có tầm quan trọng sống còn đối với đất nước, do Trung Quốc có vùng biển rộng lớn và phải có trách nhiệm lớn trong việc bảo vệ.

Một số hình ảnh tàu Shi Lang chạy thử lần hai:







Thu Lượng (theo Tân Hoa xã)

Varyag - số phận con tàu sân bay mồ côi
Con tàu chiến Varyag của một siêu cường cũ - Liên Xô - dần được nâng cấp và trở thành tàu sân bay đầu tiên của một siêu cường tương lai - Trung Quốc. Thế giới lại lo lắng về nó.
 
Trung Quốc thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mua từ Ukraine mang tên Varyag thời Liên Xô, sau khi được nâng cấp đã được thử nghiệm.
 
Giải mã sức hút tàu sân bay Trung Quốc
Giữa cuộc khủng hoảng nợ làm điêu đứng thế giới, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lặng lẽ thừa nhận điều từng là một bí mật: Trung Quốc đang xây dựng một tàu sân bay.
 
Tàu sân bay: Chiến lược ‘sòng bạc nổi' của Trung Quốc
Khi quân đội Mỹ và Anh buộc phải cắt giảm chi phí, thì chiến lược “sòng bạc” của Trung Quốc đã gặt hái được những lợi ích lớn.
 
Tàu sân bay Trung Quốc và chuyện Biển Đông
Tuyên bố về việc Trung Quốc đã tân trang lại một tàu sân bay dường như khá 'hợp thời' để giành lợi thế ngoại giao trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông.