Thủ tướng Singapore Lý Hiển
Long cảnh báo Trung Quốc không nên xem Mỹ là một cường quốc đang suy
yếu mà là một quốc gia có khả năng đổi mới và nhanh chóng tái tạo.
Vì sao TQ cử phái bộ quân sự đi khắp thế giới?
Ngoại trưởng Mỹ, Trung nói gì ở Bắc Kinh?
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc hội đàm với người đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại Bắc Kinh. Ảnh: Getty Images |
Phát biểu tại trường đảng trung ương Trung Quốc, ông Lý Hiển Long cho rằng, Trung Quốc cần cố gắng giải quyết các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông thông qua ASEAN hơn là với từng nước.
Ông Lý là con trai của vị lãnh đạo kỳ cựu Lý Quang Diệu, người có công duy trì được mối quan hệ vững mạnh với cả Trung Quốc và Mỹ, cũng như thành công trong việc cân bằng quan hệ giữa quốc đảo nhỏ bé với hai cường quốc lớn, người có quan điểm được đánh giá cao trong tầng lớp quan chức Trung Quốc.
Bằng cách chọn lựa phát biểu tại ngôi trường danh tiếng như trường đảng Trung Quốc, Thủ tướng Singapore đã khiến các quan điểm của ông có thêm sức nặng hơn. Hiệu trưởng trường này là phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - người được cho là lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc.
Phát biểu của ông Lý Hiển Long bàn về vấn đề vị thế Mỹ trên thế giới - một chủ đề thu hút các học giả, nhà báo Trung Quốc. Trong số họ có rất nhiều người gần đây đã khá chua cay khi nói về các khó khăn ngân sách của Washington, những bế tắc chính trị và về cái mà họ gọi là một cuộc khủng hoảng lòng tin.
“Mỹ hiện phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng không phải là quốc gia đang suy yếu", Thủ tướng Singapore nói về Mỹ. “Đó là nơi thu hút tài năng từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có rất nhiều từ Trung Quốc và phần còn lại của châu Á". Ông Lý nhấn mạnh: "Tất cả 8 người đoạt giải Nobel trong lĩnh vực khoa học mang gốc gác Trung Quốc đều đã hoặc sau đó trở thành các công dân Mỹ. Chúng ta không bao giờ nên đánh giá thấp Mỹ về khả năng phục hồi và tái tạo".
Singapore được coi là một vị trí quan trọng cho sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á. Các tàu sân bay và tàu chiến khác của Mỹ sử dụng cảng của Singapore. Năm ngoái, quốc đảo này đã nhất trí một đề nghị của Mỹ cho phép bốn tàu tuần duyên mới sử dụng các cơ sở của họ. Cùng lúc đó, Singapore vẫn duy trì mối quan hệ mạnh mẽ với Bắc Kinh bắt đầu từ chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình năm 1978 và gây ấn tượng với người Trung Quốc bằng chính sách quản trị chặt chẽ của ông Lý Quang Diệu kèm theo thịnh vượng kinh tế.
Sự xuất hiện của ông Lý Hiển Long tại trường đảng Trung Quốc diễn ra giữa lúc vấn đề đoàn kết ASEAN trong tranh chấp Biển Đông được đặt ra hơn bao giờ hết. Trong bài phát biểu của mình, ông nói, ASEAN cần "nắm giữ vị trí trung lập, hướng về phía trước và khuyến khích giải pháp hòa bình cho các vấn đề". Ông nhấn mạnh: "Nếu không, uy tín của ASEAN sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng". Hơn thế nữa, ASEAN và Trung Quốc nên sớm bắt đầu đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử để giải quyết các xung đột.
Đây cũng là quan điểm mà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đề cập trong chuyến thăm Bắc Kinh tuần này, và cho tới nay vẫn bị Trung Quốc phản đối.
Thái An (theo New York Times)