Sự sụp đổ của Mubarak - một trong những
trụ cột chính trị Trung Đông và của chính sách phương Tây tại khu vực trong gần
ba thập niên - đánh dấu khoảnh khắc lịch sử định hình thế giới Ảrập.
>> Gần 30 năm nắm quyền của Mubarak
>> Thế giới phản ứng sau khi Mubarak từ chức
>> Mubarak lên nhờ bạo lực, xuống vì biểu tình
>> Vòng lửa Ai Cập: Cuộc đấu tranh chưa được đặt tên
>> Toàn cảnh khủng hoảng Ai Cập
Chưa đầy một tháng sau khi thế giới
chứng kiến Tunisia vui mừng vì sự sụp đổ của một nhà lãnh đạo cứng rắn, cảnh
tượng diễn ra tại trung tâm Cairo hôm qua (11/2) thậm chí còn cung cấp một hình ảnh lớn
hơn về sức mạnh mới của đường phố Ảrập: những đám đông hò reo vui mừng khi Tổng
thống Hosni Mubarak từ chức.
Sự sụp đổ của Mubarak - một trong những trụ cột chính trị Trung Đông và của chính sách phương Tây tại khu vực trong gần ba thập niên - đánh dấu khoảnh khắc lịch sử định hình thế giới Ảrập từ một quốc gia thu hút sự chú ý của rất nhiều người bởi những thử thách chính trị và văn hóa.
Bắt đầu chỉ như một tiếng khóc thăm dò chống lại chế độ vào cuối tháng 1 và phát triển thành những cuộc biểu tình rộng lớn, giống như cuộc binh biến buộc ông Mubarak chạy khỏi Cairo và từ chức sau ít giờ.
Và cuộc cách mạng sông Nile - đạt đỉnh cao 32 năm vào ngày sụp đổ một chính phủ được Mỹ hậu thuẫn - đã làm gia tăng các câu hỏi về sự ổn định lâu dài của những đồng minh phương Tây khác trong khắp khu vực, và có thể khiến Mỹ phải điều chỉnh chính sách từ Địa Trung Hải tới vùng Vịnh.
Tuy nhiên, ảnh hưởng Ai Cập đã lan khắp Trung Đông.
Tại Ảrập Xêút - một nền tảng khác của các lợi ích Mỹ ở khu vực - một nhóm các nhà hoạt động đối lập hôm thứ năm đã đề nghị Quốc vương quyền thành lập đảng chính trị trong nỗ lực thách thức hiếm hoi với quyền lực tuyệt đối của vương triều cầm quyền.
"Ông biết rõ rằng những tiến triển chính trị lớn và sự quan tâm đến tự do, quyền con người đang xảy ra trong thế giới Hồi giáo”, các nhà hoạt động nói trong lá thư gửi Quốc vương Abdullah, một trong những người ủng hộ ông Mubarak tới thời điểm cuối cùng.
Thủ tướng mới của Jordan, Marouf Bakhit, hôm thứ tư cam kết sẽ tiếp tục cải cách chính trị theo yêu cầu của người biểu tình, những người đã buộc Quốc vương Abdullah II phải cải tổ nội các.
Tuần trước, Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh - một đồng minh chính của Mỹ giữ chức vị hơn ba thập niên - đã chịu tác động của người biểu tình, và tuyên bố sẽ không tái cử năm 2013 cũng như không cố gắng chuyển giao quyền lực cho con trai.
"Ai Cập đã và đang có ảnh hưởng lớn, rất lớn trong khu vực”, Salman Sheik, giám đốc Trung tâm Brookings Doha tại Qatar nói. "Nó là - như luôn luôn thế - người tiên phong cho những gì sẽ xảy ra ở nơi khác. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu tính toán tới quốc gia nào có thể chịu tác động tiếp theo. Ảnh hưởng thực tế đã diễn ra trong những cải cách đang tới ở những quốc gia cảm thấy áp lực”.
Những gì ở Ai Cập có thể ảnh hưởng vương quốc vùng Vịnh chiến lược Bahrain, nơi các phe nhóm đối lập kêu gọi biểu tình.
Bahrain - nơi đồn trú của Hạm đội 5 Hải quân Mỹ - cũng là nước có nhiều bất đồng chính trị nhất trong vùng Vịnh. Cộng đồng đa số người Shiite từ lâu luôn cho rằng phải chịu thiệt thòi dưới sự lãnh đạo của người Sunni. Mùa hè năm ngoái, ở quốc gia nhỏ bé này đã xảy ra nhiều vụ đụng độ sau làn sóng bắt bớ chống lại những người chống đối Shiite.
Hôm thứ sáu, chỉ vài giờ trước khi ông Mubarak từ chức, Quốc vương Bahrain Hamad bin Isa Al Khalifa đã cấp cho mỗi gia đình Bahrain một khoản tương đương 2.700 USD trong nỗ lực rõ ràng là xoa dịu căng thẳng.
Kuwait, một quốc gia vùng Vịnh khác với những đối lập chính trị gay gắt, đã đặt ngoài vòng pháp luật bất cứ “sự tập trung, biểu tình hay tuần hành” sau ngày cầu nguyện thứ sáu, theo thông báo của hãng thông tấn KUNA. "Tất cả mọi người nên đặt lợi ích của đất nước lên trên mọi tính toán”, Kuwait tuyên bố. Quốc gia này có những căn cứ chủ chốt của Mỹ và là một ga quan trọng để lực lượng quân sự Mỹ rút từ Iraq.
Thậm chí cả Syria, đồng minh chính của Iran tại Trung Đông, cũng đã thể hiện một số nhượng bộ. Trong tuần này, Facebook và YouTube đã xuất hiện lần đầu tiên trong vòng ba năm nay giữa các dấu hiệu cho thấy Damascus có thể dỡ bỏ lệnh cấm với các trang web mạng xã hội phổ biến từng góp phần tạo động lực và tổ chức các cuộc biểu tình này.
Phát biểu ở Michigan hôm thứ năm, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh, thế giới “chứng kiến lịch sử đang diễn ra ở Ai Cập”. Nhưng ông nhanh chóng đưa ra cánh tay thân thiện với “thế hệ mới”, những người dẫn dắt nổi dậy, trong đó có cả nhóm Anh em Hồi giáo.
"Mỹ buộc phải viết lại chiến lược ngoại giao Trung Đông của mình”, Sami Alfaraj, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược Kuwait nói. "Các sự kiện quá bất ngờ và diễn ra quá nhanh”.
Ở Tunisia, Tổng thống lâm thời Fouad Mebazaa đã đưa ra các quyết định thúc đẩy cải cách và cố gắng dập tắt những bất ổn diễn ra sau khi cựu lãnh đạo Zine El Abidine Ben Ali bị lật đổ vào ngày 14/1.
Chỉ vài giây sau khi ông Mubarak ra đi, các công cụ mới của hoạt động chính trị - Facebook và Twitter - đã tràn ngập những lời kêu gọi, khuyến khích duy trì động lực tạo sự thay đổi khắp Trung Đông.
-
Thụy Phương (Theo AP, Reuters)