Hosni Mubarak nổi lên và trở thành Tổng thống
của đất nước đông dân nhất khối Ảrập nhờ bạo lực và ông đã buộc phải từ chức do
sức ép quá lớn từ làn sóng biểu tình kéo dài nhiều ngày.
TIN LIÊN QUAN:
Hình ảnh người biểu tình Ai Cập hân hoan
Mubarak ra đi, điều gì sẽ đến?
Thế giới phản ứng sau khi Mubarak từ chức
Tổng thống Ai Cập từ chức
Vòng lửa Ai Cập: Cuộc đấu tranh chưa được đặt tên
Toàn cảnh khủng hoảng Ai Cập
Dân Ai Cập quyết ép Tổng thống từ chức
Nhiều “đại gia” Ai Cập muốn rút tiền
Chính phủ Ai Cập và phe đối lập bàn cải cách
Ai Cập: Ban lãnh đạo đảng cầm quyền từ chức
Tổng thống Ai Cập họp khởi động lại nền kinh tế
Ai Cập: Mỹ bàn thời hậu Mubarak
Obama tăng sức ép với Tổng thống Ai Cập
9 lãnh đạo Ảrập lo lắng vì khủng hoảng Ai Cập
Mỹ, Ai Cập bàn bạc 'tống khứ' Tổng thống Mubarak
Ổn định là khẩu hiệu của Mubarak khi ngồi trên ghế Tổng thống, với luật khẩn
cấp - cấm dân chúng tụ tập trên 5 người - kéo dài suốt 30 năm ông cầm quyền. Tuy
nhiên, vào tháng 1/2011, được truyền cảm hứng từ cuộc cách mạng ở Tunisia, người
Ai Cập đã tham gia vào một làn sóng biểu tình lớn chưa từng có nhằm phản đối
chính quyền.
Ai Cập đã chứng kiến nhiều ngày biểu tình liên tiếp của những người thất vọng
trước tình trạng nghèo đói, tham nhũng, thất nghiệp...
Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm 1/2, Mubarak thông báo ông sẽ không tái
tranh cử vào tháng 9. Tuy nhiên, yêu sách mà người biểu tình đặt ra là Tổng
thống phải từ chức ngay lập tức. Và họ đã đạt được mục tiêu của mình.
Vai trò Israel
Muhammad Hosni Sayyid Mubarak sinh ngày 4/5/1928 tại một ngôi làng nhỏ ở vùng
châu thổ sông Nile. Mặc dù xuất thân nghèo khó, ông đã tốt nghiệp Học viện Quân
sự Ai Cập vào năm 1949 trước khi gia nhập Lực lượng Không quân Ai Cập.
Giữ vị trí chỉ huy Không lực và Thứ trưởng Quốc phòng, Mubarak có công trong
việc lên kế hoạch một cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào quân đội Israel đóng
ở bán đảo Sinai, Ai Cập, hồi đầu cuộc chiến Yom Kippur năm 1973.
Mubarak được hưởng công trạng của mình 2 năm sau đó, khi Tổng thống Anwar Sadat
- trước áp lực phải chỉ định một người phó - đã chọn Mubarak vào vị trí này. Sau
khi ông Sadat bị ám sát năm 1981, Mubarak lên làm Tổng thống.
Rất ít người nghĩ rằng vị phó Tổng thống ít danh tiếng Mubarak lại nắm quyền
điều hành đất nước lâu đến như vậy.
Quan hệ với Mỹ
Mặc dù ít được biết đến trên thế giới vào thời điểm đó, Mubarak đã tận dụng
trách nhiệm của mình đối với vấn đề ẩn sau cái chết của Sadat - hòa bình với
Israel - để xây dựng vị thế như một chính khách quốc tế.
Ông tham gia đàm phán thỏa thuận hòa bình tại Trại David với Israel, được ký kết
năm 1979 bởi Sadat và Thủ tướng Israel Menachem Begin. Điều này đã củng cố mối
quan hệ giữa Mubarak với Mỹ, nước đã cấp cho Ai Cập hàng tỷ đôla viện trợ quân
sự.
Với phương Tây, Ai Cập là một đồng minh then chốt, một tiếng nói ôn hòa về cuộc
xung đột Israel - Palestine.
Tuy nhiên, quan điểm của Mubarak đã chọc giận những kẻ Hồi giáo cực đoan. Chính
phủ Ai Cập lập luận rằng chế độ nghiêm khắc của họ là cần thiết để chiến đấu
chống khủng bố Hồi giáo.
Mubarak đã thoát khỏi ít nhất 6 âm mưu ám sát.
Ông từng thoát chết trong gang tấc vào năm 1995 khi chiếc limousine chở ông bị
tấn công ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, nơi Tổng thống Ai Cập tới dự
một hội nghị thượng đỉnh châu Phi.
Các thành viên của lực lượng đối lập lớn nhất ở Ai Cập, Phong trào Tình anh em
Hồi giáo, thường xuyên bị bắt giam và trong tù, cảnh tra tấn rất phổ biến. Các
cơ quan tình báo có chân rết ở khắp nơi và người Ai Cập cảm thấy phẩm giá của họ
bị tước bỏ. Các tổ chức nhân quyền thì thường xuyên lên tiếng chỉ trích.
Mubarak đã chèo lái một giai đoạn bình ổn và phát triển kinh tế ở Ai Cập nên
nhiều người đã chấp nhận ông độc quyền lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên, vài năm trở
lại đây, ông bắt đầu chịu sức ép phải cải cách, cả từ bên trong lẫn bên ngoài
đất nước.
Sau nhiều tuần biểu tình rầm rộ, áp lực chống Mubarak vượt quá sức chịu đựng của
ông. Sự ủng hộ của quân đội cuối cùng cũng chấm dứt và Mubarak đành phải từ bỏ
quyền lực.
Thông tin Mubarak từ chức tối 11/2 nhanh chóng lan khắp nơi, tới mọi ngõ ngách ở
Ai Cập nói riêng và thế giới nói chung.
Trong bài phát biểu trước đó, Mubarak đã làm người dân thất vọng thêm khi khẳng
định sẽ tại vị cho đến cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 9 tới. Nhưng chưa đầy 24
giờ sau, ông đã rời Cairo cùng gia đình và Phó Tổng thống Omar Suleiman xuất
hiện trên truyền hình thông báo Mubarak đã rời nhiệm.
Những người biểu tình đổ ra đường phố ở Cairo, Alexandria và nhiều tỉnh thành
khác đã reo hò mừng rỡ vì giờ đây Mubarak đã đi vào lịch sử.
Thanh Hảo (Theo BBC)