- Thị trường thiết bị số - công nghệ đang bước vào mùa sôi động nhất năm với những chương trình khuyến mại hấp dẫn, nhưng bên cạnh đó cũng vẫn khá nhiều "bẫy giá" mà người bán đặt ra nhằm "thịt" khách hàng.
CÁC TIN NÓNG
Khuyến mại nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu
Trong vai một người đi mua iPad 2 tặng con nhân dịp Noel, PV VietNamNet đã có dịp khảo sát nhiều cửa hàng bán sản phẩm này từ những cửa hàng tự nhận là đại lý chính hãng cho tới các cửa hàng chuyên doanh hàng xách tay.
Một điều dễ thấy là, báo giá tại các cửa hàng kinh doanh mặt hàng này khá... loạn giá. Có nơi chỉ khoảng 14 triệu cho phiên bản 3G/16GB nhưng cũng có nơi lên tới 17 triệu.
Nếu như nơi báo giá thấp chỉ có chương trình khuyến mại cài đặt phần mềm thì những cửa hàng hoành tráng bán giá cao còn "hào phóng" tặng vỏ bảo vệ SmartCover trị giá cả triệu đồng hay SIM 3G tài khoản khủng.
Tuy nhiên, theo lời một “dân thợ” chuyên bán sản phẩm Apple lâu năm tư vấn thì: "Mức giá 14 triệu là hợp lý nhất bởi nó gần bằng với giá nhập, cửa hàng ăn lãi rất ít. Còn với giá bán 17 triệu thì rõ ràng sau khi trừ đi chi phí khoảng 100 ngàn cho SIM 3G và 1 triệu cho vỏ SmartCover thì người mua vẫn hớ gần 2 triệu đồng. Trong khi đó chính sách bảo hành iPad 2 tại Việt Nam là như nhau vì đây là sản phẩm được bảo hành toàn cầu".
Trong một tình huống khác, siêu di động LG Optimus 3D là chiếc điện thoại 3D không cần kính đang được bán trên thị trường cũng được một doanh nghiệp khuyến mại theo hình thức "đặt trước online", rẻ hơn hẳn 2 triệu so với giá gốc.
Nhưng trên thực tế, mức giá sau khi giảm của doanh nghiệp này tương đương 11,8 triệu, trong khi đó tại một cửa hàng di động tại phố Lê Duẩn, giá LG Optimus 3D chưa có khuyến mại nào cũng chỉ niêm yết ở mức 11,2 triệu đồng mà thôi.
Mặt hàng TV LED 3D cũng là một trong những sản phẩm được chú ý trong mùa mua sắm năm nay. Có vẻ như việc các siêu thị điện máy lớn đưa ra chương trình kích cầu ảo đã thành căn bệnh mãn tính nên gần hầu như họ rất "chai mặt" trước những phản ánh của báo chí về vấn đề này.
Đơn cử như trường hợp smartTV LG LW5700, tại một cửa hàng điện máy khá lớn trên phố Tây Sơn đang treo giá 44,5 triệu tặng kèm đầu HDbox, giảm giá tiền mặt tức thì 5 triệu đồng và theo lời nhân viên bán hàng thì :"Anh tìm cả Hà Nội chẳng có mức giá tốt hơn thế này vì đang trong chương trình tháng khuyến mại của UBNDTP.Hà Nội nên mỗi đây có giá đó".
Thế nhưng, không khó để khảo giá bán của sản phẩm này tại một cửa hàng khác tại Kim Mã với giá chỉ 34,5 triệu đồng kèm giá treo tường.
Lẽ dĩ nhiên, các mặt hàng vừa nêu trên đều đã loại trừ các khả năng là hàng trôi nổi, đóng mới và không có hoá đơn, không bảo hành từ chính hãng.
Khách hàng thông thái gặp người bán "yêu quái"
Một sự thực phi lý là, càng website của doanh nghiệp to, càng nhiều khuyến mãi "khủng" thì càng nhiều khả năng khách hàng mua hớ với những chương trình kích cầu ảo kiểu này.
Anh Công, khách hàng mua TV phải bật lên nhận xét rằng: "Từ nay sẽ không tin vào các chương trình kích cầu của các trung tâm mua sắm lớn nữa. Cùng một cái TV nhưng ở các đại lý nhỏ chưa khuyến mại đã rẻ hơn giá khuyến mại đủ kiểu vài triệu đồng rồi thì sao còn gọi đó là 'khuyến mại khủng'".
Theo đại diện của hãng phân phối điện máy cho biết: "Thực tế thì hầu như các đại lý đều được hưởng mức chiết khấu, hoa hồng ngang nhau và các chương trình khuyến mại đều có sự trợ giúp của chính hãng. Tuy nhiên có đại lý ngoài việc dùng cả quỹ marketing và thậm chí là cả số tiền được chiết khấu khấu trừ thẳng vào giá thì cũng có nhiều đại lý chỉ áp dụng các chương trình trợ giá cơ bản và giữ nguyên giá bán nhằm tăng lợi nhuận. Về nguyên tắc, họ không vi phạm gì cả nên bản thân hãng cũng không thể phạt".
Một điều dễ thấy là, các mức khuyến mại mà các đại lý báo ra đều rất "ảo" với những con số chênh lệch từ vài triệu cho đến cả chục triệu đồng. Điều đáng nói là khách hàng lại rất nhạy cảm với những thông tin kiểu này bởi hầu hết giá đưa ra đều từ các đại lý uy tín và cũng là hàng chính hãng, có hoá đơn, bảo hành đầy đủ để rồi chủ quan không so giá với các cửa hàng, đại lý khác.
Chị Lan, một khách hàng mua đồ điện tử nói một cách hài hước: "Mấy 'ông' siêu thị điện máy làm thế này khác gì kiểu khuyến mại SIM thẻ với những giá trị khuyến mại ảo trong khi bản thân giá bán thật đã ăn lãi 'đẫy'".
Một lời khuyên cho khách hàng mùa mua sắm cuối năm chính là việc đừng tin vào những báo giá khuyến mại "khủng" tại các cửa hàng mà hãy tham khảo giá bằng phương thức "truyền thống", tức là đi càng nhiều đại lý để khảo giá càng tốt.
"Làm cách này hơi mất công và đi ngược xu thế thương mại điện tử, văn minh nhưng dù sao còn đỡ mệt hơn so với việc 'bị' vợ cằn nhằn vì mua hớ giá so với... ông hàng xóm", anh Thanh, nhân viên tại một tập đoàn viễn thông hóm hỉnh chia sẻ.
Một mùa mua sắm cuối năm đã đến và người tiêu dùng cần chọn cách tiêu tiền của mình đúng nơi, đúng chỗ, tránh trường hợp mua hớ cả đống tiền giữa thời buổi "thóc cao gạo kém" như hiện nay.
CÁC TIN NÓNG
Lộ diện smartphone siêu mỏng nhất thế giới
Chuyện vợ “rao bán” chồng nghiện game
Các siêu phẩm công nghệ "nặng" đến mức nào?
Facebook sẽ tung ra smartphone vào năm sau?
Cách kích hoạt giao diện mới của Youtube
Chuyện vợ “rao bán” chồng nghiện game
Các siêu phẩm công nghệ "nặng" đến mức nào?
Facebook sẽ tung ra smartphone vào năm sau?
Cách kích hoạt giao diện mới của Youtube
|
Cùng một mã sản phẩm nhưng giá chênh lệch cả chục triệu giữa 2 địa lý. |
Khuyến mại nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu
Trong vai một người đi mua iPad 2 tặng con nhân dịp Noel, PV VietNamNet đã có dịp khảo sát nhiều cửa hàng bán sản phẩm này từ những cửa hàng tự nhận là đại lý chính hãng cho tới các cửa hàng chuyên doanh hàng xách tay.
Một điều dễ thấy là, báo giá tại các cửa hàng kinh doanh mặt hàng này khá... loạn giá. Có nơi chỉ khoảng 14 triệu cho phiên bản 3G/16GB nhưng cũng có nơi lên tới 17 triệu.
Nếu như nơi báo giá thấp chỉ có chương trình khuyến mại cài đặt phần mềm thì những cửa hàng hoành tráng bán giá cao còn "hào phóng" tặng vỏ bảo vệ SmartCover trị giá cả triệu đồng hay SIM 3G tài khoản khủng.
Tuy nhiên, theo lời một “dân thợ” chuyên bán sản phẩm Apple lâu năm tư vấn thì: "Mức giá 14 triệu là hợp lý nhất bởi nó gần bằng với giá nhập, cửa hàng ăn lãi rất ít. Còn với giá bán 17 triệu thì rõ ràng sau khi trừ đi chi phí khoảng 100 ngàn cho SIM 3G và 1 triệu cho vỏ SmartCover thì người mua vẫn hớ gần 2 triệu đồng. Trong khi đó chính sách bảo hành iPad 2 tại Việt Nam là như nhau vì đây là sản phẩm được bảo hành toàn cầu".
Trong một tình huống khác, siêu di động LG Optimus 3D là chiếc điện thoại 3D không cần kính đang được bán trên thị trường cũng được một doanh nghiệp khuyến mại theo hình thức "đặt trước online", rẻ hơn hẳn 2 triệu so với giá gốc.
Nhưng trên thực tế, mức giá sau khi giảm của doanh nghiệp này tương đương 11,8 triệu, trong khi đó tại một cửa hàng di động tại phố Lê Duẩn, giá LG Optimus 3D chưa có khuyến mại nào cũng chỉ niêm yết ở mức 11,2 triệu đồng mà thôi.
Mặt hàng TV LED 3D cũng là một trong những sản phẩm được chú ý trong mùa mua sắm năm nay. Có vẻ như việc các siêu thị điện máy lớn đưa ra chương trình kích cầu ảo đã thành căn bệnh mãn tính nên gần hầu như họ rất "chai mặt" trước những phản ánh của báo chí về vấn đề này.
Đơn cử như trường hợp smartTV LG LW5700, tại một cửa hàng điện máy khá lớn trên phố Tây Sơn đang treo giá 44,5 triệu tặng kèm đầu HDbox, giảm giá tiền mặt tức thì 5 triệu đồng và theo lời nhân viên bán hàng thì :"Anh tìm cả Hà Nội chẳng có mức giá tốt hơn thế này vì đang trong chương trình tháng khuyến mại của UBNDTP.Hà Nội nên mỗi đây có giá đó".
Thế nhưng, không khó để khảo giá bán của sản phẩm này tại một cửa hàng khác tại Kim Mã với giá chỉ 34,5 triệu đồng kèm giá treo tường.
Lẽ dĩ nhiên, các mặt hàng vừa nêu trên đều đã loại trừ các khả năng là hàng trôi nổi, đóng mới và không có hoá đơn, không bảo hành từ chính hãng.
Giá online "rẻ hơn" 2 triệu nhưng vẫn... đắt hơn dù cùng là điện thoại chính hãng. |
Khách hàng thông thái gặp người bán "yêu quái"
Một sự thực phi lý là, càng website của doanh nghiệp to, càng nhiều khuyến mãi "khủng" thì càng nhiều khả năng khách hàng mua hớ với những chương trình kích cầu ảo kiểu này.
Anh Công, khách hàng mua TV phải bật lên nhận xét rằng: "Từ nay sẽ không tin vào các chương trình kích cầu của các trung tâm mua sắm lớn nữa. Cùng một cái TV nhưng ở các đại lý nhỏ chưa khuyến mại đã rẻ hơn giá khuyến mại đủ kiểu vài triệu đồng rồi thì sao còn gọi đó là 'khuyến mại khủng'".
Theo đại diện của hãng phân phối điện máy cho biết: "Thực tế thì hầu như các đại lý đều được hưởng mức chiết khấu, hoa hồng ngang nhau và các chương trình khuyến mại đều có sự trợ giúp của chính hãng. Tuy nhiên có đại lý ngoài việc dùng cả quỹ marketing và thậm chí là cả số tiền được chiết khấu khấu trừ thẳng vào giá thì cũng có nhiều đại lý chỉ áp dụng các chương trình trợ giá cơ bản và giữ nguyên giá bán nhằm tăng lợi nhuận. Về nguyên tắc, họ không vi phạm gì cả nên bản thân hãng cũng không thể phạt".
Một điều dễ thấy là, các mức khuyến mại mà các đại lý báo ra đều rất "ảo" với những con số chênh lệch từ vài triệu cho đến cả chục triệu đồng. Điều đáng nói là khách hàng lại rất nhạy cảm với những thông tin kiểu này bởi hầu hết giá đưa ra đều từ các đại lý uy tín và cũng là hàng chính hãng, có hoá đơn, bảo hành đầy đủ để rồi chủ quan không so giá với các cửa hàng, đại lý khác.
Khách hàng nếu không tìm hiểu giá kỹ sẽ rất dễ bị mua hớ.(Ảnh chỉ có tính minh họa). |
Chị Lan, một khách hàng mua đồ điện tử nói một cách hài hước: "Mấy 'ông' siêu thị điện máy làm thế này khác gì kiểu khuyến mại SIM thẻ với những giá trị khuyến mại ảo trong khi bản thân giá bán thật đã ăn lãi 'đẫy'".
Một lời khuyên cho khách hàng mùa mua sắm cuối năm chính là việc đừng tin vào những báo giá khuyến mại "khủng" tại các cửa hàng mà hãy tham khảo giá bằng phương thức "truyền thống", tức là đi càng nhiều đại lý để khảo giá càng tốt.
"Làm cách này hơi mất công và đi ngược xu thế thương mại điện tử, văn minh nhưng dù sao còn đỡ mệt hơn so với việc 'bị' vợ cằn nhằn vì mua hớ giá so với... ông hàng xóm", anh Thanh, nhân viên tại một tập đoàn viễn thông hóm hỉnh chia sẻ.
Một mùa mua sắm cuối năm đã đến và người tiêu dùng cần chọn cách tiêu tiền của mình đúng nơi, đúng chỗ, tránh trường hợp mua hớ cả đống tiền giữa thời buổi "thóc cao gạo kém" như hiện nay.
- Vương Long
TIN LIÊN QUAN
Tháng 11: Lên web để săn khuyến mại
Trong tuần từ 14-21/11, khi mua vé máy bay trực tuyến trên website
TuanMuaSamTrucTruyen, người dùng sẽ được giảm giá và hưởng nhiều ưu đãi.
Ham khuyến mại, nhiều thuê bao di động bị lừa
Nhận được thông báo từ tổng đài 900 gửi tới số thuê bao MobiFone báo
được khuyến mại 200 ngàn, đề nghị nhắn tin để kích hoạt, chị Minh khấp
khởi mừng thầm. Nhưng ngay sau đó chị biết mình bị lừa.
Sốc với khuyến mại “khủng” của đại gia di động
Cuối năm, cuộc chạy đua doanh thu thị trường viễn thông đang vào thời điểm nước rút. Các nhà mạng lấy lòng khách hàng bằng đủ các món quà thời thượng như iPhone 4, xe hơi tiền tỷ thay vì các chiêu tặng giá trị thẻ nạp như thường lệ.
Cảnh giác “bẫy” khuyến mại mùa cuối năm
Thị trường thiết bị số - công nghệ đang bước vào mùa sôi động nhất năm
với những chương trình khuyến mại hấp dẫn, nhưng bên cạnh đó cũng vẫn
khá nhiều "bẫy giá" mà người bán đặt ra nhằm "thịt" khách hàng.
Siêu di động nào đắt hàng nhất mùa cuối năm?
5 sản phẩm smartphone “đáng đồng tiền bát gạo” nhất trong mùa mua
sắm cuối năm 2011 vừa được các chuyên gia công nghệ bình chọn.
Những smartphone bị "thất sủng" mùa cuối năm
Mùa mua sắm năm nay thị trường các dòng smartphone cao cấp khá đa
dạng với vô vàn mẫu mã và thương hiệu, tuy nhiên hãy là người tiêu dùng
thông thái để tránh mua phải sản phẩm nhanh lỗi mốt, rớt giá.
Bí quyết mua hàng công nghệ giá rẻ
Với đồ công nghệ, chọn đúng thời điểm để mua chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản không nhỏ.