“10 ông chồng thì có đến 9 ông lười làm việc nhà, muốn sống chung với lũ thì phải có mẹo!”
Đàn ông rửa bát: Một mũi tên trúng hai đích
Bị bạn gái đâm chết vì... không chịu rửa bát
Hàng trăm độc giả phê phán đàn ông lười rửa bát
Thu nhập ba nghìn đô, tôi vẫn rửa bát cho vợ!
Thu nhập gấp 3 lần vợ, tôi không rửa bát!
Trang Hạ 'phản đòn' Lê Hoàng chuyện đàn ông rửa bát
Hãy trả lại cho đàn ông quyền rửa bát
Chồng lười, vợ cũng ngồi chơi
Lười làm việc nhà là “bản tính” của đàn ông nhưng không phải không thể cải tạo. Không ít bà vợ đã khéo léo “dụ” được chồng chia sẻ việc nhà với mình.
Chị Nguyễn Nga (Mỹ Đình, Từ Liêm) chia sẻ bí quyết: “Mình ban đầu mới cưới toàn góp ý nhẹ nhàng nhưng chồng vẫn chứng nào tật nấy. Nói nhiều đâm ra vợ chồng bực dọc, to tiếng với nhau. Nhưng cứ chịu đựng mãi thế thì không được, mình cũng đi làm như chồng mà về thì cắm mặt dọn dẹp bếp núc trong khi chồng thì cắm mặt vào máy tính chơi game.
Sau đó nghe lời chị bạn khuyên, mình mới chơi trò “mặc kệ”. Quần áo mình không giặt nhưng len lén đem quần áo mình về nhà ngoại giặt. Bát đĩa mình sắm thêm hai bộ rồi ăn xong cứ vứt đấy không rửa. Nhà không lau. Đi làm về ghé quán nào đó ăn cho no bụng, đi lượn vài vòng siêu thị, về nhà thì đi tắm rồi leo lên giường đọc sách, đi ngủ.
Chồng về không thấy cơm nước gì hỏi, mình bảo mệt, anh muốn ăn thì tự nấu hoặc ra ngoài ăn. Được vài ngày đi ăn hàng, quần áo chất đống, nhà cửa bề bộn, lão mới lên tiếng thỏa hiệp, thế là tiện thể mình phân công việc nhà luôn. Bây giờ lão cũng đã biết cắm cơm, rửa bát, phơi quần áo”.
Chị Nga cho rằng, chồng đã lười thì có nịnh nọt thế nào cũng khó lôi họ vào với công việc. Đôi khi phụ nữ cũng phải “thi gan”, “đình công” với chồng thì mới thỏa hiệp được.
“Phụ nữ mình thường có tính cầu toàn trong việc gia đình. Nhìn nhà cửa bề bộn là không chịu được nên chồng không làm thì mình lại lao vào làm. Thế nên các ông được đà, cứ ỉ lại. Nhiều khi phải mặc kệ, anh không làm thì tôi cũng không làm, đến khi không chịu được nữa thì phải thỏa hiệp”, chị Nga nói thêm.
Người vợ phải khéo léo để “dụ” chồng tham gia làm việc nhà với mình. |
Còn bí quyết của chị Thu Hằng (Xã Đàn, Đống Đa) là “trị” chồng ngay từ lúc mới cưới.
Chị kể: “2 tháng đầu mới cưới mình cũng phải chịu cảnh, đi làm về hùng hục dọn dẹp nấu nướng một mình. Còn chồng thì trà đá, bia bọt với bạn bè đến khi vợ gọi về ăn cơm mới về. Một hôm chả biết dũng khí ở đâu mình mới bạo miệng lớn tiếng với chồng là “Hai vợ chồng cùng đi làm, anh mệt em cũng mệt cớ sao về nhà chỉ mình em làm việc nhà. Em có phải osin đâu. Bây giờ bình đẳng, em nấu thì anh rửa bát, em lau nhà thì anh giặt quần áo. Không có chuyện người ngồi chơi, người làm quần quật thế này nữa đâu.
Các ông chồng luôn sẵn tư tưởng phụ nữ phải đảm đang làm việc nhà, đàn ông lo việc lớn nên ban đầu mình phải đấu tranh ngay để thay đổi. Chứ nhượng bộ là quen thói, khó thay đổi lắm”.
Vợ nên chỉ việc cụ thể cho chồng
Nấu cơm, rửa bát, quét nhà,…không đòi hỏi nhiều kỹ năng nên chồng hay vợ đều có thể làm, hoặc giả dụ không biết thì cũng nhanh chóng học được. Điều quan trọng là người vợ phải khéo léo để “dụ” chồng tham gia với mình.
Chuyên gia tâm lý Kim Thanh cho rằng, người phụ nữ không nên ca cẩm, than vãn khi nhà cửa bề bộn, mà nên chỉ việc cụ thể để nhờ chồng làm. Ví dụ như “anh cắm hộ em nồi cơm nhé”, “anh rửa bát hộ em nhé”. Khi đã thống nhất chồng làm việc gì thì cứ để chồng tự giác làm. Lời nhờ hoặc nhắc chồng càng ngắn càng tốt bởi đặc điểm của đàn ông là không thích nghe nói dai, nói dài.
Có nhiều phụ nữ do quá cầu toàn nên ôm hết việc vào người. Nhiều khi chồng có thiện ý giúp, nhưng làm không theo ý của họ nên họ gạt đi, làm lại hoặc bắt chồng phải làm thế nọ thế kia khiến người chồng chán nản. Vì thế, người vợ khôn ngoan khi thấy chồng vào bếp thì nên tìm mọi cách động viên khích lệ. Không bao giờ chê bai, dù chồng làm không được sạch, không được khéo.
Những công việc chăm sóc cá nhân của chồng cũng nên để chồng tự làm để tránh chồng ỷ lại. Bởi bản tính đàn ông lười là vì được mẹ rồi tới vợ chăm sóc chu đáo quá nên sinh lười. Người vợ không nên cơm bưng nước rót, ủi quần áo cho chồng phẳng phiu, sắp sẵn đồ cho chồng đi làm, đi tắm. Hãy để chồng tự lo những chuyện đó để tạo thói quen tự lập cho chồng.
Kim Minh