Đầu năm đi du xuân, nhiều khách hàng đã sớm hứng chịu cảnh chặt chém "tơi bời" vì giá các dịch vụ ăn uống, gửi xe... đều tăng vọt.
Lên Lào Cai xem hội “lồng tồng” đầu năm
Tiết lộ gây sốc của những kẻ ngoại tình công sở
"Mở hàng" "chuyện ấy" đầu năm
Trang sức 70 triệu ở đám cưới người Dao
Đắt kinh khủng như cà phê, phở Tết
Mở hàng ngay từ mùng 2 Tết, nhiều quán cà phê, hàng phở, bún riêu, giá đã đội lên gấp đôi, gấp ba.
Trên mỗi bàn tại quán cà phê Hồng (29 Trần Hưng Đạo, Hà Nội) đều có một tờ giấy chúc mừng năm mới kèm theo thông báo “Dịch vụ Tết: Nhà hàng tăng giá 20% (kể từ ngày 30 Tết đến hết ngày mùng 6 Tết)”.
Nhiều quán cà phê, hàng phở, bún riêu, giá đã đội lên gấp đôi, gấp ba. |
Theo một nhân viên tại nhà hàng, do dịp lễ, Tết, mọi người đều đi nghỉ, nên tìm nhân viên phục vụ những ngày này cũng rất khó khăn. Vì vậy, buộc phải tăng giá để trả thêm thù lao cho những người chấp nhận hy sinh ngày nghỉ để đi làm.
Không chỉ quán cà phê, những ngày đầu năm này, các cửa hàng bún, phở cũng
được dịp hét giá gấp đôi, gấp ba ngày thường. Một bán bún riêu cua, phở bò bình
thường chỉ 20 - 15 nghìn đồng nay tăng lên 40 - 60 thậm chí có nơi còn treo giá
70 nghìn đồng/bát. Điều đáng nói, là giá bát phở được đẩy lên gấp đôi, gấp ba
ngày thường, nhưng khách ăn thì vẫn đông nghẹt quán.
Theo chủ quán, những ngày đầu năm này, rất ít hàng quán mở cửa, nên giá cao là
đương nhiên. “Khách chê đắt thì tìm chỗ nào rẻ mà ăn. Tết nhất, người ta đi chơi
hết rồi, chỉ có chúng tôi bán phở mới phải cặm cụi đi làm. Vì thế, cũng phải cho
chúng tôi kiếm ăn chút chứ”, một chủ quán trần tình.
Trật tự phường giữ xe... cũng "chém đẹp" du khách
Những ngày đầu Xuân, rất nhiều du khách đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám dâng hương và nhân cơ hội này, nhiều người tự mở bãi trông xe để chặt chém, trong đó có trật tự phường.
Bãi đỗ xe đông nghịt Văn Miếu (Ảnh: Kiến thức) |
Theo phản anh của người dân, nhân viên trật tự phường cũng tranh thủ chiếm vỉa hè, lòng đường để "hốt bạc". Giá trông giữ xe máy là 20-30 nghìn đồng/lượt, thậm chí còn hơn; còn ô tô là 100.000 lượt, nhiều bãi còn "phát" giá cao hơn nhiều. Bãi giữ xe có trật tự phường thì giá xe máy 20 nghìn đồng/lượt, ô tô 100.000 đồng/lượt.
Trật tự phường giữ xe (Ảnh: Kiến thức) |
Chị Nguyễn Thị Hòa (30 tuổi, ở quận Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Họ thu đắt gần gấp 10 lần so với ngày thường, mỗi xe máy mất 20.000đ/lượt. Trong khi đó vé xe cứ quy vòng, hết xe này lại dùng cho xe khác, làm như vậy nộp thuế cho Nhà nước sao được?”.
Theo chị Hòa và anh Hà, năm nào ở khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng chặt chém khách, nhưng không hiểu sao đến nay vẫn chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra xử lý. Không chỉ có vậy, đến lúc này, còn có cả trật tự phường tham gia chặt chém khách thập phương đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Vừa bị chặt chém, vừa bị... chửi
Đến hẹn lại lên, mùa lễ hội đầu năm tình trạng chặt chém tại các chùa chiến, điểm tham quan lại tái diễn một cách khủng khiếp.
Mùng 4 Tết, anh Hải, một khách đi chùa Hương cho biết, đến địa bàn huyện Ứng Hòa (Hà Nội), một chiếc xe máy bám sát xe anh và hỏi: “Bác đi chùa Hương à, có đò chưa, em gọi giúp cho”. Tuy đã từ chối thẳng thừng, thậm chí bày tỏ thái độ khó chịu ra mặt, nhưng anh kia vẫn bám sát xe anh Hải đến tận cổng chùa Hương.
Du khách chen chân tại hội Chùa Hương (Ảnh: VTC) |
Tới nơi, anh kia nhanh chóng mua 1 chiếc vé xe ô tô giá 40.000 đồng đưa cho anh Hải để đi qua cổng và nhiệt tình chỉ dẫn đường đi tới bến đò.
“Các bác chắc ở xa đến đây, chắc chưa đi chùa Hương bao giờ, nên chúng em giúp là chính thôi. Vé tham quan và vé đò, chúng em mua cả rồi. Hôm nay đông, các bác đi riêng 1 đò cho thoải mái. Giá mềm lắm”, anh “cò” cho biết.
Khi anh Hải hỏi giá đò “mềm” là bao nhiêu thì thực sự choáng vì là 700.000 đồng một lượt trọn gói. Trong khi đó, giá vé được bán ở ngoài cổng vào chỉ 50.000 đồng/vé/người tham quan và 35.000 đồng/vé/người tiền đò. Tức là trọn gói mỗi người cũng chỉ 85.000 đồng.
Thấy giá quá đắt, anh Hải từ chối thì được “cò” giảm giá xuống 400.000 đồng/lượt. Không đồng ý, anh Hải trả tiền vé xe ô tô và tự đi tìm đò, thì ngay lập tức tay “cò” liền “văng” những lời thô tục vào mặt khách.
Không chỉ tiền đò, dịch vụ ăn uống tại đây cũng được dịp hét giá “trên trời”. Một bát canh rau sắng có giá 120.000 đồng hay thịt các loại thú rừng như: sóc, hươu, nai,… giá ít nhất từ 300.000 đồng/đĩa trở lên. Điều đáng nói, thịt các loại thú rừng được các nhà hàng bày bán và giết thịt hết sức ngang nhiên, rất phản cảm.
MT (tổng hợp)