Lời đồn thổi về những cái “chết lạ” và những chuyện kỳ bí về ngôi đền do “Thiên tạo” dưới chân Núi Nga, (Tĩnh Gia – Thanh Hóa) khiến những người bạo gan nhất cũng phải rùng mình khiếp sợ, không dám mạo phạm đến nơi an tọa của “thần thánh”.
Gặp chúng tôi khi màn sương sớm vừa kịp tan dưới ánh nắng, trong căn nhà ẩn
mình bên sườn Núi Nga, cách ngôi đền chừng vài chục mét về phía nam, ông cụ Lê
Ngọc Kiệp (73 tuổi, thôn Trung Sơn, xã Thanh Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa)
trầm ngâm kể về tích “tiến sỹ báo hiếu mẹ hiền”.
Tích “Tiến sỹ báo hiếu”
Từ rất lâu, đến cả người già nhất của cái xã Thanh Sơn này cũng không còn nhớ rõ
nữa, chỉ biết khi sinh ra đã được nghe những mẫu chuyện ly kỳ từ chuyện hình
thành cái điểm di tích Thiên Tạo. Đó là một gò đá nổi lên, có hình dạng giống
một người mẹ mặc áo tứ thân đang bồng con nhỏ hướng về phía đông bắc, nơi đó có
khu làng Tào Sơn cũ, nay là phần đất của xã Thanh Sơn (huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa).
Điểm di tích “Thiên tạo” hình mẹ bồng con hướng về ngôi làng bao đời nay. |
Từ đó câu chuyện kể về tích “tiến sỹ báo hiếu” cũng được bà con trong vùng truyền tai nhau cho đến tận bây giờ. Chuyện về người phụ nữ mất chồng, gia cảnh nghèo khó nhưng vẫn tảo tần sớm hôm nuôi con ăn học. Đến kỳ con đi thi, vì thương nhớ và mong ngóng con ngày đêm trở về, phần do tuổi già sức yếu nên trong một lần đi kiếm củi trên rừng sâu, khi kiếm được một đầu củi thì về chỗ đầu núi ngồi nghỉ ngơi, nhưng người mẹ già nua và sức khỏe ngày một yếu dần, sức cùng lực kiệt mà người mẹ rụi dần rồi chết.
Người con sau khi đi đỗ tiến sỹ trở về quê cũ nghe mọi người kể về những nỗi
vất vả của mẹ mình, chàng trai khóc thương mẹ cũng đi đến đoạn này thì rạc người
rồi chết đi. Về sau, nhân dân nơi đây thấy nơi hai mẹ con chết đi hiện lên gồ đá
có hình người mẹ bồng con. Cũng vì thế mà cái nơi hai mẹ con nọ chết hóa đá cũng
được nhân dân trong vùng gọi là một đầu củi.
“Dị bản” chùa Mẹ Sỹ
Vốn là điểm di tích Thiên Tạo, nên tích chuyện cũng được người dân sáng tác
thành “tam sao thất bản”. Khi về đây tìm hiểu, chúng tôi mới được biết cái tên
“Chùa Mẹ Sỹ” tức có con thi đậu tiến sỹ về báo hiếu là do một người địa phương
có lòng hướng đạo về xây dựng chùa từ hồi đầu năm 2009, rồi tự tìm thầy đặt tên.
Trước đó, người dân địa phương nhắc đến một cái tích khác là “Chùa Mẹ Sẩy”, cái
tên chùa Mẹ Sẩy cũng được sao thành nhiều dị bản, ví như có người cho rằng thờ
về một phụ nữ bị sẩy thai khi đi lây củi về ngang đó. Nhưng có người cho rằng
đây là tiếng địa phương được đọc chệch đi, từ mẹ sỹ thành mẹ sẩy.
Lại có người cho rằng, chùa mẹ sẩy xuất phát từ câu chuyện của một cô thôn nữ đi
lấy chồng xa, do không ở được với nhà chồng mà bị hắt hủi. Vào một ngày nọ bế
con bỏ về quê mẹ. Nhưng khi chạy về đến đó, vì sợ sự đàm tếu của dân làng và bố
mẹ khổ nhục nên không dám về mà chỉ đứng từ góc núi xa xa nhìn về làng mạc, rồi
chết đi và hóa thành đá.
Câu chuyện tưởng chỉ mang tính giải trí đó lại trở thành tâm điểm của một giai
đoạn vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70, khi các cô gái trong làng đi lấy
chồng xa, không hiểu vì lý dó gì mà cứ lũ lượt khăn gói bỏ nhà chồng về quê mẹ.
Thấy sự việc lạ, lại ngẫm tới tích xưa mà nhiều người đàn ông trong làng đã
không ngần ngại vác búa, vác rìu lên đường đập phá tan hoang khu chùa. Từ đó,
cảnh quan của chùa bị phá vỡ hoàn toàn. Gần như đã không còn gì, ngoài cây đa bị
chặt cành và còi cọc lại.
Các cành cây được chống lên cẩn thận. |
Nhiều người do thấy đá ở khu vực trên tốt, màu sắc đẹp và chắc chắn đã đem về xây nhà, xây các công trình trong nhà ngoài ngõ. Cũng vì thế điểm di tích thiên tạo cũng trở nên mờ nhạt dần và đi vào quên lãng. Cho đến khi họ ngồi uống nước và kể lại những cái chết lạ lùng của những người đàn ông, hay những gia đình đã trót mang đá về nhà xây dựng.
"Hồn ma báo oán"?
Theo ông Kiệt (người trông chùa Mẹ Sỹ), đã có 11- 12 người chết mà trong đó
ông cho rằng xuất phát phát từ chuyện linh thiêng của cây đa, "báo oán" những ai
đã mạo phạm đến “thánh thần” nơi đây.
Ông Kiệt kể về những cái chết kỳ lạ của những người đàn ông đã trót xâm phạm
“lãnh địa” của thần linh, hay những người đã mạnh tay tàn phá điểm di tích trước
đó.
Đầu tiên là trường hợp ông Huấn Hiệu (người thôn Văn Phúc, nay gia đình đã
chuyển vào xã Tường Lâm, huyện Tĩnh Gia) làm nghề khai thác đá xây. Năm đó vào
khoảng cuối những năm 60, khi ông này đi đánh đá ở khu vực “một đầu củi” trên
cho người con trai (năm đó tầm 18-20 tuổi) chở bằng xe ngựa về cho chính quyền
địa phương xây HTX nông nghiệp, cậu con trai chưa kịp chở xe đá về đến nơi thì
xe tự nhiên ngã đè chết.
Còn chuyện gia đình ông Nguyễn Duy Đồng, người dân cho rằng do xây lăng mộ cho
người nhà có xây lấn vào phần đất là khuôn viên cũ của khu chùa, đã được chỉ vẽ
bằng cành cây đa thì chiều hôm trước xây xong sang hôm sau cậu con trai thứ 3
dậy rửa mặt bị rơi từ tầng 4 xuống chết tại chỗ.
Hay như gần đây có xảy ra việc ông Cự Ba (người thuộc thôn Sơn Thượng) làm nghề
thợ xây, trong lúc xây lăng cho một người địa phương, bị vướng cành của cây đa,
nên dùng dao chặt cành để khỏi vướng, khi về nhà sau đó bị ốm chết (song cũng có
nguồn tin, do ông này bị ám ảnh tâm lý mà sinh bệnh rồi thắt cổ chết)...
Ông Hoàng Văn Chính hiện là cán bộ văn hóa xã Thanh Sơn, cũng cho rằng, vùng đất
này linh thiêng. Chùa Mẹ sỹ, đá ông voi và hòn đá ông bếp tạo thành một tam giác
tạo những chuyện ly kỳ…
(Theo PLVN)