- Người ta vẫn thường nói về những người giúp việc trong gia đình với nhiều “thói hư, tật xấu” như ăn cắp vặt, nhiều chuyện, tọc mạch… Nhưng nếu gần gũi với họ thêm một chút nữa, nhiều người sẽ nhận ra rằng, phận “ô sin” cũng còn nhiều lắm những tâm tư, nỗi niềm…

Luôn luôn bị nghi là kẻ cắp

Thấy người làng đi làm giúp việc ở Hà Nội rất đông, bà Vũ Thị Lâm (42 tuổi, Hải Dương) cũng nhờ người quen giới thiệu để đi làm. 

Ở quê, con cháu bà đều đã có công ăn việc làm, chồng bà mất cũng đã lâu, đồng ruộng đều đã cho người khác thuê, bởi vậy, bà muốn lên Hà Nội làm, phần vì có thêm thu nhập, phần khác là có việc làm cho đỡ buồn. 

Thế nhưng lên Hà Nội làm chưa được nửa năm, bà Lâm đã phải xin nghỉ để về quê, mang theo nỗi ấm ức khó nói. Năm đó, bà Lâm được thuê làm giúp việc cho một gia đình có cửa hàng tạp hoá lớn ở Hà Nội. 

Cửa hàng trên phố cổ nên rất đông khách, nhà chủ rất chặt chẽ, kỹ càng và cẩn thận trong việc quản lý tiền nong. Bà Lâm cũng là người thật thà, không hề có ý định làm chuyện “tắt mắt”.

{keywords}

Ảnh: Gumtree.com

Bà vốn là người ngay thẳng, nhưng lại luôn cảm thấy mình bị đối xử như một tên ăn trộm. Khắp mọi ngóc ngách trong nhà, chủ đều gắn camera theo dõi. Từ ngày thuê bà Lâm về làm, họ lại lắp đặt thêm 3 chiếc camera nữa ở khu bếp, khu sinh hoạt chung, thậm chí là ở cửa phòng của bà Lâm, để đề phòng.

Chưa hết, mỗi khi thấy bà Lâm loanh quanh gần khu vực bán hàng để quét dọn, bà chủ đều bảo người nhà phải “để mắt” đến bà. Và họ làm việc ấy một cách hoàn toàn không tế nhị, khiến bà Lâm không khỏi tự ái… 

Rồi mỗi khi đang tổng kết tiền nong, họ đều bảo bà Lâm đi chỗ khác. Quay lưng đi rồi, bà vẫn còn nghe tiếng họ văng vẳng bên tai: “Mấy bà giúp việc này tham lắm, thấy nhiều tiền rồi lại sinh tật trộm cắp!”.

Đã mấy lần, bà Lâm định bỏ việc về quê, nhưng lại nghe các “đồng nghiệp” có thâm niên hơn bảo rằng, người thành phố là vậy, họ sống trong môi trường phức tạp nên có thói quen cảnh giác với tất cả mọi người. Vả lại, nếu có nhiều tiền như họ, chắc bà cũng sẽ cẩn thận như vậy thôi! Thế là bà Lâm quyết định vẫn tiếp tục làm việc.

Ngặt nỗi, nhà chủ lại có một cậu con trai mới lớn, được gia đình chiều chuộng nên quen thói ăn chơi, đua đòi. Dù được bố mẹ chu cấp tiền tiêu vặt, nhưng vẫn không đủ cho “thiếu gia” tiêu xài. Bởi vậy, cậu này đã lén lút ăn cắp tiền hàng của gia đình.

Càng ngày, số tiền bị “rút lõi” càng lớn. Nhận ra bị mất tiền, bà chủ nhà không cần điều tra, đã một mực cho rằng bà Lâm ăn trộm tiền của họ. Người chủ làm ầm ĩ lên, đòi gọi công an, báo về gia đình của bà Lâm…, khiến người giúp việc bị một phen điêu đứng. Không chỉ mất mặt với các con, bà còn bị mang tiếng với làng xóm, họ hàng ở quê. Ai cũng nghi ngờ rằng bà là thủ phạm.

Cuối cùng thì bà Lâm cũng được phía chính quyền minh oan, nhưng điều đó cũng không thể bù đắp được những tổn thương mà bà đã phải chịu đựng trong suốt quãng thời gian bị nghi là kẻ cắp.

Bị đánh ghen… nhầm

Nằm trong bệnh viện với những vết thương trên khắp cơ thể, chị Liễu (21 tuổi, Nam Định) vẫn chưa hết bàng hoàng, sợ hãi vì trận “mưa” đòn của bà chủ nhà, chỉ vì tưởng rằng chị đã quyến rũ chồng bà ta.

Bà chủ nhà năm nay đã gần 50 tuổi, tính tình ghê gớm, hung dữ. Ông chủ đã gần 60 tuổi, có tính trăng hoa. Ông ta có một cô bồ trẻ tuổi, thỉnh thoảng lại chờ lúc vợ đi vắng để đưa bồ về nhà. 

Để chị Liễu giữ kín bí mật này, ông chủ nhiều lần hăm dọa sẽ đuổi việc chị, nếu chị dám hé răng nửa lời với bà chủ.

Chị Liễu vốn người quê mới lên thành phố, nhà lại hoàn cảnh, nên công việc này rất quan trọng đối với chị. Thêm vào đó, nhà chủ hiện tại trả công chị khá hậu hĩnh, lại là chỗ quen biết, được người thân giới thiệu, nên chị Liễu không muốn bị nghỉ việc. 

Trước lời hăm dọa của ông chủ, chị rất sợ hãi nên mỗi lúc ông chủ và cô bồ ở nhà, chị thường lấy cớ đi chợ mua đồ ăn để ra ngoài.

Dù ông chủ giấu giếm chuyện bồ bịch khá tinh vi, nhưng cũng không thể che mắt người vợ. Bà ta ngấm ngầm theo dõi chồng, nhưng chỉ nhìn thoáng thấy bóng chồng và cô bồ trẻ ở xa xa. Vóc dáng cô gái đó, vô tình lại khá giống với chị Liễu, nhất là khi nhìn từ sau lưng. Vậy là bà chủ đinh ninh rằng, chị Liễu đã quyến rũ chồng mình.

Tối hôm ấy, không cần hỏi han, cũng chẳng để chị Liễu kịp nói một lời, bà chủ và 3 bà bạn “hộ pháp” của bà ta cùng xông vào đấm đá, đay nghiến chị: “Cho chừa tội mèo mả gà đồng!”

Chị Liễu thương tích đầy mình, phải đi cấp cứu ở bệnh viện, nhưng họ cũng không hề thăm nom, bồi thường. Họ còn dọa, nếu dám báo công an, sẽ cho chị “hết đường về quê”. Chị Liễu đành cắn răng chịu đựng. 

Khoảng hai tháng sau, chị Liễu nghe người thân của mình nói lại rằng, bà chủ đó đã bắt tận tay ông chồng và cô bồ trẻ khi họ đang tằng tịu với nhau ở một nhà nghỉ. Đến lúc này, bà ta mới nhận ra rằng mình đã “đánh oan” chị Liễu. 

Song họ cũng lờ đi, để mọi chuyện chìm vào im lặng. Về phía chị Liễu, sau trận đòn đó, chị không còn dám nghĩ đến chuyện đi làm giúp việc lần nào nữa.

Món quà của 'đại gia' Sài Gòn khiến cậu học trò nghèo bật khóc

Món quà của 'đại gia' Sài Gòn khiến cậu học trò nghèo bật khóc

"Nhưng 'người tính không bằng trời tính', một trận dịch quét ngang, đàn vịt chết sạch. Kinh tế gia đình kiệt quệ kéo theo giấc mộng chiếc xe đạp của tôi tan tành theo mây khói", anh Thái kể.

Rơi nước mắt chuyện cô sinh viên mang bầu 7 tháng gõ cửa nhà chùa

Rơi nước mắt chuyện cô sinh viên mang bầu 7 tháng gõ cửa nhà chùa

Nhà mồ côi chùa Diệu Pháp được thành lập từ năm 1983. Trải qua hơn 30 năm, nơi đây đã tiếp nhận trên 300 đứa trẻ mồ côi.

Thuê ô tô xịn đưa ô sin về quê ăn Tết cho đẹp mặt

Thuê ô tô xịn đưa ô sin về quê ăn Tết cho đẹp mặt

Lúc nào chị Phượng cũng nơm nớp nỗi lo mình làm ô sin phật ý, rồi cô ta đòi về quê, hoặc nghỉ việc, đi làm cho nhà khác, thì nhà mình... nguy to!

Thu Trang