"Việc Australia tiến hay lùi với tư cách là điểm đến của du hoc sinh quốc tế có thể là câu chuyện cảnh báo đối với giáo dục đại học trên toàn thế giới', tác giả Steven Schwartz, hiệu phó trường ĐH Macquarie (Sydney) trên The Chronicle Higher Education, tạp chí chuyên sâu về giáo dục đại học thế giới, hồi tháng 1/2011.


Ngày 22/52009, hai người đàn ông đã chặn đường và đâm chết một sinh viên Ấn Độ tên là Baljinder Singh khi anh đang trên đường rời trạm xe lửa ở Melbourne.

Vụ tấn công này diễn ra sau một vài vụ ám sát khác nhằm vào sinh viên Ấn Độ 1 tháng trước đó, bao gồm vụ đánh đập dã man một sinh viên trên tàu.

Những vụ tấn công trên hầu hết đều được công khai trên phương tiện thông tin ở Ấn Độ và các nước khác, là những tin tức đáng chú ý nhất trong hàng loạt sự kiện và quyết sách, dẫn đến việc nhiều sinh viên quốc tế rời bỏ Ausatralia trong những tháng gần đây.

Xét cho cùng, trong nhiều nhân tố dẫn đến tình hình phức tạp hiện nay, nguyên nhân cốt yếu nằm ở nhận thức của những người đứng đầu các tổ chức giáo dục.


‘Hàng xuất khẩu’ đứng thứ 3

Sáu tháng sau vụ tấn công Baljinder Singh, số sinh viên Ấn Độ xin visa du học tại Australia giảm 46%. Con số này tiếp tục giảm vào những tháng sau đó.

Lãnh đạo các trường rất lo lắng vì Ấn Độ là nước có số sinh viên du học tại Úc nhiều thứ 2 sau Trung Quốc. Giáo dục được xem là hàng xuất khẩu đứng ví trí thứ 3 sau than đá và sắt của nước này.

Việc giảm số lượng sinh viên du học tại Úc có thể ảnh hưởng đáng kể đến cán cân thương mại và ngân sách của các trường đại học trước nay đều phụ thuộc phần lớn vào nguồn thu học phí từ sinh viên quốc tế.

Nhìn chung, giáo dục Australian có chất lượng cao. Tuy nhiên, bất cứ chính sách nào cũng có thể có kẽ hở và việc lợi dụng MODL đã trở thành con đường kiếm tiền nhanh chóng, dễ dàng cho các trường đại học đón nhận sinh viên quốc tế có nhu cầu định cư lâu dài.

Từ đầu những năm 80, chính phủ Australia đã liên tục cắt giảm phần ngân sách công dành cho các trường đại học, từ 100% xuống chỉ còn dưới 50%.

Do đó, các trường buộc phải tuyển sinh sinh viên quốc tế để bổ sung vào nguồn thu. Đây chính là nhu cầu cấp bách khiến cho số du học sinh tại Úc liên tục tăng.

Trong khi học phí của sinh viên trong nước không thể thay đổi thì các trường ĐH lại áp dụng mức học phí phí cao nhất có thể đối với sinh viên quốc tế. Ngoài ra, họ cũng phải trả một khoản phí khá cao khi làm visa sang Úc.

Vì phải đầu tư lớn, sinh viên quốc tế đổ xô đăng ký các ngành học có khả năng ‘hoàn vốn’ và ‘sinh lời’ nhiều nhất. Họ hầu như không đăng ký học các môn như triết học hay trường phái cổ điển.

Tuy nhiên, thu nhập không phải là lý do duy nhất trong lựa chọn ngành học của sinh viên quốc tế. Phần lớn du học sinh có nguyện vọng được định cư lâu dài ở đây.

Mới đây, yêu cầu về các loại ngành nghề dành cho dân nhập cư được chính phủ Úc quy định trong danh sách MODL (Migration Occupations in Demand List), giúp cho sinh viên quốc tế nhập cư dễ dàng hơn. Kế toán là một trong những ngành nghề được liệt kê, và đây cũng chính là ngành được sinh viên quốc tế lựa chọn nhiều nhất trong hầu hết các trường ĐH Úc.


Lý do tăng nhanh

Nhìn chung, giáo dục Australian có chất lượng cao. Tuy nhiên, bất cứ chính sách nào cũng có thể có kẽ hở và việc lợi dụng MODL đã trở thành con đường kiếm tiền nhanh chóng, dễ dàng cho các trường đại học đón nhận sinh viên quốc tế có nhu cầu định cư lâu dài.

Nấu ăn, làm tóc, và phi công là những ngành có mặt trong danh sách MODL. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi sinh viên quốc tế học kỹ thuật lại đăng ký những ngành này và các trường đại học nhanh chóng nắm lấy cơ hội.

Kết quả là hình thành một loạt các trường dạy nấu ăn không có bếp, những khóa học làm tóc không có phòng tập và thậm chí những trường dạy phi công không có lấy một chiếc máy bay.

Điều đáng nói ở đây là dường như sinh viên không hề phiền lòng với những thực tế trên, bởi mục đích chính của họ là lấy chứng chỉ, bằng cấp của những ngành nghề được liệt kê trong MODL như một phương tiện để được cấp phép thường trú tại Úc.

Trở lại với câu chuyện của những sinh viên Ấn Độ bị tấn công và giết hại, hầu hết những sinh viên này đều không đăng ký học tại các trường đại học có uy tín mà đăng ký những khóa học do những nhà môi giới trong nước tuyển sinh với lời hứa hẹn sau khi hoàn thành khóa học họ sẽ có giấy phép thường trú tại Úc.

Nhiều sinh viên du học kiểu này sống chen chúc trong những căn phòng chật hẹp, làm những công việc nặng nhọc như lái xe tải hay làm phục vụ trong quán ăn.

Mặc dù trong visa đã quy định du học sinh không được làm việc quá 20 giờ mỗi tuần nhưng nhiều sinh viên hàng ngày vẫn phải lao động nhiều giờ liền để kiếm tiền trang trải học phí.

Phần tiếp theo: Xử lý cấp bách và hướng đi lâu dài


  • Steven Schwartz, hiệu phó trường ĐH Macquarie (Sydney)
  • Lưu Ly (lược dịch theo Chronicle.com)