- Theo dõi bàn tròn trực tuyến về đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015, bạn đọc Minh Tuấn gửi tới tòa soạn bài viết “Tổng thuật quản lý và cung cấp sách giáo khoa ở một số quốc gia”.
HS Hà Lan trong giờ học
Trong nghiên cứu cho thấy, hầu hết các nuớc đều theo hệ thống thị trường tự do trong việc xuất bản và cung cấp sách giáo khoa (SGK), mặc dầu có một số ngoại lệ.
SGK là phương tiện cụ thể hoá chương trình giáo dục. Những đặc điểm chủ yếu của việc quản lý và xuất bản SGK trong các quốc gia Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa kỳ, Singapore... cho thấy những đặc điểm chung sau.
Xuất bản
SGK được xuất bản bởi Nhà nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di Lan, và Singapore hoặc bởi chính quyền vùng (Thuỵ Sĩ) hoặc bởi các nhà xuất bản thương mại song phải tuân theo những quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương về các mặt sau:
• Nội dung (Bộ Giáo dục Pháp, Länder ở Đức, Hungary, Nhật Bản, Singapore, và 21 bang của Hoa Kỳ)
• Hình thức (Pháp, Đức)
• Chất lượng (Đức)
• Giá (Đức, Ý).
Chọn sách giáo khoa
SGK được sử dụng trong các trường được:
• Quy định bởi cơ quan quản lý giáo dục địa phương (Nhật Bản).
• Chọn từ những danh mục chính thức do nhóm các giáo viên như ở Pháp, Đức, Hungary, Singapore và Thụy Sĩ. Ở một số vùng của Đức cơ quan thanh tra có thể cho phép hoặc có thể phải tham khảo ý kiến tư vấn của phụ huynh và học sinh.
• Chọn bởi giáo viên không có những ràng buộc: Ý, Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển và đối với các trường THPT ở Thuỵ Sỹ.
Cung cấp
Sách giáo khoa:
• Cho miễn phí bởi các cơ quan quản lý giáo dục TW hoặc địa phương như ở Pháp, Đức, the Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển và Thụy Sỹ. Tất cả học sinh Nhật Bản đều nhận được một bộ sách mới hàng năm.
• Mua bởi gia đình trong tất cả các cấp học như ở Ý và Singapore (cho miễn phí cho học sinh nghèo) và chỉ phải mua SGK cho con mình ở giai đoạn THPT như ở Pháp, Nhật Bản,và Thụy Sỹ. Để kiềm chế giá, tần số thay đổi SGK chịu sự kiểm duyệt như ở Ý (khoảng thời gian mỗi lần thay đổi không xác định), Pháp và Nhật Bản (thay đổi tối thiểu 4 năm một lần), và ở bang Kentucky Hoa Kỳ (chu kỳ 6 năm).
Úc – bang TASMANIA
Cha mẹ có trách nhiệm mua đồ dùng học tập và SGK được quy định bởi nhà trường. Một số trường học ghép việc mua đồ dùng và SGK với thuế hàng năm của cha mẹ học sinh, trong khi các trường khác tách riêng ra. Phụ huynh có quyền yêu cầu nếu số tiền phải trả nhập vào với tiền thuế thì nhà trường phải công bố rõ lượng sách giáo khoa và đồ dùng học tập con cái học được dùng.
Theo Luật của Pháp, SGK được xuất bản bởi các nhà xuất bản giáo dục công và tư dùng trong các trường dựa theo chương trình giáo dục và khuyến cáo chính thức của Bộ Giáo dục.
Một khi các NXB nhận được các khuyến cáo hoặc các hướng dẫn, họ sẽ có 14 tháng trước khi xuất bản. SGK phải được biên soạn phải tuân theo chương trình giáo dục được sự chấp thuận của Bộ Giáo dục, trang bìa hoặc tên ghi bên ngoài phải ghi rõ SGK phục vụ cho lớp và cấp học nào.
Nhà xuất bản cũng biên tập sách hướng dẫn cho giáo viên gắn với sách bài tập hoặc SGK. Những tài liệu này được viết với trách nhiệm của tác giả và không thay thế các SGK chính thức cung cấp những hướng dẫn về phương pháp dạy học và về chương trình giáo dục.
Những SGK dự định sử dụng trong nhà trường cần phải được phê chuẩn bởi Bộ Giáo dục. Ở Pháp có một Uỷ ban Quốc gia có quyền phê chuẩn và giám sát tất cả các xuất bản phẩm cho người đọc trẻ tuổi. Điều đó có nghĩa là tất cả các sách, không chỉ SGK phục vụ các đối tượng tuổi học sinh đều chịu sự giám sát của cơ quan này.
Ai chọn SGK cho mỗi lớp?
Không có những phương pháp dạy hoặc tài liệu được quy định cho giáo dục tiểu học và giáo dục trung học. Giáo viên tự do chọn phương pháp dạy và tài liệu học tập.
Các giáo viên trong mỗi trường học thường thống nhất về những tài liệu mà họ muốn sử dụng trong nguồn (được phê chuẩn – tham khảo phần trên )có sẵn do các nhà xuất bản giáo dục tư.
Tài liệu dạy học được xuất bản để sử dụng trong cả nước. Các tổ chức địa phương và các trung tâm trong vùng hoặc trong các Sở đôi khi tạo ra những tài liệu dạy học bổ sung thêm vào những tài liệu được xuất bản trong cả nước.
Các giáo viên cần phát triển các tiêu chí rõ ràng để chọn lựa SGK. SGK phải tuân theo chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục phê chuẩn.
Mặt khác SGK phải là sách tiêu chuẩn để không phụ thuộc vào việc cung cấp các tài liệu bổ sung khác.
Nhóm giáo viên trong mỗi môn học nhóm họp với sự có mặt của Hiệu truởng nhà trường để thảo luận về các tiêu chí lựa chọn SGK đưa ra và danh mục các SGK đề nghị.
Các tiêu chí và danh mục SGK sẽ được trình lên Hội đồng Quản trị (Board of Governors).
Hội đồng này có cả đại diện từ phía phụ huynh học sinh. Hội đồng sẽ đưa ra các ý kiến của mình những quyết định cuối cùng thuộc về Hội đồng sư phạm (Hội đồng của tất cả các giáo viên môn học liên quan).
Quyết định cần được công bố không muộn hơn tháng 6 trước khi năm học mới bắt đầu.
SGK cần phải dành cho giáo viên quyền tự do chọn những phương pháp dạy của chính mình để vận dụng thích hợp cho các nhóm học sinh khác nhau. Việc sử dụng SGK trong danh sách khuyến cáo của nhà trường không bắt buộc các giáo viên từ bỏ phương pháp thích hợp đối với bản thân giáo viên.
Hiệu trưởng có quyền chọn những NXB hoặc cửa hàng sách để chọn những SGK đã được chấp thuận. Nói chung, danh mục các SGK do nhà trường đã chọn rất ít thay đổi nghĩa là SGK được sử dụng lại cho năm học tiếp theo ở bậc THCS. Bất kỳ sự thay đổi SGK hoặc mua những sách tham khảo trong suốt năm học đều bị cấm. Các giáo viên không được sử sử dụng những SGK khác nhau cho các lớp học cùng trình độ. (Điều này có thể vận dụng vào Việt Nam để hạn chế tệ nạn dạy thêm).
Liệu nhà trường hoặc cha mẹ học sinh phải mua SGK do Nhà nước cung cấp?
Nghị định 1985 khẳng định rằng Nhà nước chịu các chi phí liên quan đến cung cấp SGK trong các trường THCS (tuổi 11+ đến 15+ ),những trường chuyên biệt và tài liệu dạy học để sử dụng tập thể trong các trường TH nghề, THPT (vocational lycées - upper secondary schools, tuổi 16-19).
Nói chung, SGK cấp miễn phí đối với học sinh trong lứa tuổi giáo dục bắt buộc (trường tiểu học từ năm 1890 và các trường công, tư (Collèges) từ năm 1977).
Phụ huynh học sinh phải chi trả tiền bồi thường cho những quyển sách do Nhà nước cung cấp bị hỏng hoặc mất với tỷ lệ: đền nguyên giá gốc; 50 % giá gốc nếu sách được sử dụng cho năm thứ hai; 30 % nếu sách sử dụng cho năm thứ 3; 20 % nếu sách sử dụng cho năm thứ 4 v.v...
Tiền thu được nhà trường dùng để sửa chưa những sách bị hư hoặc để mua những sách mới khi bị mất. (Xem ra người Pháp rất tiết kiệm không như ở ta).
Đối với bậc tiểu học, chính quyền địưa phương phải có trách nhiệm lo đủ ngân sách để mua SGK.
Vào khoảng 10% các trường hợp do phụ huynh trả như trong các cộng đồng nhỏ với nguồn ngân sách hạn chế.
Hiệu trưởng nhận được nguồn tài chính bổ theo đầu mỗi giáo viên đối với mỗi môn học để trang trải chi phí mua sách cho giáo viên (không phải cho mượn) khi được yêu cầu.
Nguồn tài chính không dùng cho SGK có thể được sử dụng để mua những tài liệu, trang bị, học cụ đặc biệt những thứ được sản xuất bởi Trung tâm quốc tài liệu và thông tin giáo dục (National Centre for Educational Documents/Information).
Những thứ khác như sách bài tập, đồ dùng học tập, sách khác do cha mẹ học sinh lo. Cha mẹ học sinh được biết về danh mục các tài liệu và đồ dùng cho năm học tiếp theo của con em họ.
Hai năm đầu của THPT (lycées, học sinh trong độ tuổi từ 16-18) là không bắt buộc, cha mẹ học sinh phải trả tiền mua SGK và những đồ dùng khác theo yêu cầu của nhà trường trong giai đoạn này. SGK có thể tự mua (hiệu sách có thể giảm giá đến 50% khi bán cho cá nhân) hoặc mua qua một tổ chức (như hội phụ huynh-giáo viên chẳng hạn) với chiết giảm từ 20-45 % giá.
Không có hạn chế giá tối đa đối với SGK. Mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 5.5% áp cho SGK trường học.
Giáo viên tiểu học và trung học được cung cấp đề thi kiểm tra (được thiết kế chuẩn trong cả nước) thông qua một ngân hàng đề thi. Giáo viên được mời để sử dụng ngân hàng này một cách tự do khi muốn đánh giá tiến bộ của bản thân. Các giáo viên cũng được cung cấp đề thi trắc nghiệm. Máy tính mới được ứng dụng năm 1996 cho việc thi kiểm tra.
(còn tiếp)
- Minh Tuấn (Hà Nội)
Phần tiếp theo giới thiệu ở các nước Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore