- Với nhiều ông bố bà mẹ người Việt, những ưu điểm nổi bật trong cách dạy con 'theo kiểu Tây" biết thì thật dễ mà làm thì mới khó.
“Cuộc sống không cho tôi kiên nhẫn!”
“Hãy cứ thử phải chịu áp lực cuộc sống, áp lực tiền, áp lực thuê nhà xem các ông bố, bà mẹ Tây có ngồi chơi với con cái được không?” Bạn đọc Mai Danh Hảo đã thốt lên như vậy sau khi đọc bài viết “Ra công viên xem Tây dạy con”.
Lại là bài toán của thời gian và sự kiên nhẫn thử thách những ông bố, bà mẹ. Trộn lẫn giữa công việc và cuộc sống gia đình, nhiều phụ huynh trở về nhà đem theo những mệt mỏi, khó chịu, lo lắng của công việc. Mọi thứ ở nhà bỗng phải nhanh gọn hơn, đơn giản hơn thậm chí là nơi để xả stress.
Đây cũng là lời phàn nàn của chị Mai (quận Hoàng Mai- Hà Nội). Làm nghề buôn bán, bận rộn với hàng hóa suốt ngày nhưng chị vẫn tìm hiểu cách nuôi dạy con và cũng được tiếp cận những câu chuyện dạy con bổ ích của phương Tây.
Tuy nhiên, mỗi bữa cho con ăn, chị chỉ dịu dàng, kiên nhẫn được với con vài phút đầu. Sau đó, tiếng chị quát tháo, la hét to hơn cả tiếng khóc của con. Bé Linh, con chị đã hơn 2 tuổi, nhưng chưa biết ăn cơm nát vì chỉ quen ăn cháo. Bé không ăn được vì chỉ nhai rồi lại nhè ra, chứ không nuốt.
Chị thở dài: “Có muốn dạy con tự lập cũng không nổi. Cả ngày mệt phờ người với hàng hóa, tiền nong, dọn dẹp nhà cửa, cơm nước, giặt giũ, và đủ những thứ tính toán khác. Nhìn con ăn cả giờ không hết bát cháo, còn khóc ri rỉ, nôn ọe, mình ức chế không chịu được, lại gào ầm ĩ lên. Thế là nó quen rồi, có quát, có đánh mới chịu ăn. Mỗi lần nó khóc,mong muốn duy nhất của mình là…nó hết khóc.”
Chị Phương, một bà mẹ khác là nhân viên kinh doanh giãi bày: “Mình thích dạy con, thích kiên trì bên con lắm lắm! Nhưng mà nói thật, ước gì một ngày có 30 tiếng. Công việc dồn nén, sợ muộn,… gặp cản trở trong những lúc như thế, mình chỉ có gắt um lên thôi. Nếu thong thả hơn mình đã không “lên cơn” vậy đâu!”
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
Nếu sắp xếp được thời gian hay bản thân có sự kiên nhẫn nhưng sự “đụng độ” trong cách nuôi dạy con của vợ chồng, ông bà hiện nay lại trở thành một vật cản không dễ vượt qua.
Bé Miu nhà chị Lâm (Ba Đình, Hà Nội) lên 2 tuổi đã không quấy mẹ, tự chơi rất ngoan, “đúng chuẩn của Tây” mà chị đã dày công tìm hiểu, rèn luyện cho con.
Chị tâm sự: nhiều khi rất mềm lòng, tưởng như không kiên nhẫn được với con nhưng nghĩ đến hình ảnh con sẽ khôn lớn, chững chạc, chị “quán triệt” chồng không được bỏ cuộc. Nhưng từ khi bà nội của bé lên sống cùng, chị không phải đầu hàng con mà là đầu hàng…mẹ chồng.
Chị buồn bực: “Bà thương con quý cháu lắm. Cháu tự xúc ăn vãi ra quần áo là bà xót xa, ngồi hầu cháu tận răng. Bé mà khóc là ngay lập tức, bà ôm vào lòng nựng nịu, âu yếm… Trẻ con nhanh quen, công sức của mình coi như mất hết. Bây giờ, bé còn biết cách thỏa hiệp, trước mặt mẹ thì làm nhưng sau lưng ỷ lại cho bà. Mình giải thích thì mẹ chồng lại tự ái, bảo mình dạy khôn bà!”
Nếu xảy ra hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược thì hoàn cảnh phổ biến mà các phụ huynh trẻ gặp phải là: bố mẹ ra sức dạy con tự lập trong ăn uống, phục vụ bản thân, loại bỏ thói quen “đánh chừa”, đưa con vào nếp biết nghe lời thì ông, bà sẽ ngược lại, chiều chuộng, xót xa cháu, thậm chí lên án bố mẹ là nhẫn tâm, lạnh lùng với con! Không ít gia đình rơi vào cảnh lục đục chỉ vì hai thế hệ khẩu chiến vì không thống nhất được cách dạy con.
Vậy nên, nhiều phụ huynh trẻ kiên quyết “ra riêng”, không chung một nhà với các “phụ huynh già”. Thậm chí, câu chuyện không dừng lại ở mỗi mái nhà, nhiều phụ huynh cho rằng để học được những cái hay trong cách dạy con của phương Tây, bố mẹ trẻ phải vượt qua cả … định kiến xã hội.
Chị Lâm phân tích: Hầu hết những ông bố, bà mẹ quanh mình đều xót con, chiều con nhiều hơn là dạy con. Họ cho rằng các bé còn nhỏ, chưa cần uốn nắn vội. Khi mình làm khác, họ nhìn mình với ánh mắt ác cảm khi thấy con mình tèm lem từ đầu đến chân mỗi lúc ăn cơm hoặc phải nhịn nếu bé cố tình đổ cả bát cơm. Con mình làm được những việc nhỏ như giúp mẹ lấy rổ rá, xách đồ đi chợ, tự mặc đồ đi học thì hàng xóm cũng không tránh khỏi dị nghị vì mình bắt con “lao động”!
Bố mẹ hãy kiên định là người làm giáo dục
Trên nhiều diễn đàn dành cho trẻ thơ, mỗi khi có chủ đề dạy con kiểu nào, các bà mẹ đều rất hào hứng chia sẻ những kinh nghiệm và khó khăn của mình. Dễ dàng nhận thấy những phụ huynh trẻ dạy con thành công đều có chung một nhận định: phải rất kiên nhẫn, từ từ và kiên định với mục đích dạy con.
Chị Hoài Thu, một thành viên tích cực của các topic (chủ đề) dạy con kiểu Tây- kiểu ta trên diễn đàn webtretho, lamchame thừa nhận: Kiên nhẫn với con là quan trọng nhất. Tức là rất tốn công, dành thời gian đầu tư cho việc dạy con, nhất là khi mới bắt đầu. Sau đó là kiên nhẫn với bố của bé, nếu ông xã không cùng quan điểm với mình. Kiên nhẫn thuyết phục ông bà. Rồi cả kiên nhẫn với … những con mắt hàng xóm!
Yếu tố đầu tiên chị Hoài Thu chia sẻ cũng chính là lời nhắn được cô Vũ Thị Diệu Lý, hiệu trưởng Trường mầm non và tiểu học Dream House nhắc đi nhắc lại trong mỗi lần tiếp xúc với phụ huynh ở các hội thảo.
Cô Lý chia sẻ: Cũng là một phụ huynh, với con mình, bố mẹ thường có những cảm xúc khác và dễ mềm lòng. Tuy nhiên, nếu bố mẹ đã đặt ra mục tiêu và tìm thấy động lực cho việc dạy con, bố mẹ sẽ làm được mà thôi.
Bản thân cô Lý không phải là một chuyên gia tâm lý học nhưng bí quyết để hiểu trẻ thơ chính là luôn quan sát, để ý và suy nghĩ để tìm ra cách tích cực nhất. Chẳng có bố mẹ nào không hiểu con, chỉ có điều bạn đã thực sự để ý để làm việc đó hay chưa? ”
“Bố mẹ không thể cho con những gì mà bản thân mình không có. Muốn dạy được con, chính bố mẹ phải hoàn thiện mình, nâng cấp mình lên. Để khi cách bố mẹ dạy con không chỉ là lời nói nữa, mà bằng lối sống, cách ứng xử của mình. Đó là cái phông văn hóa của mỗi gia đình sẽ làm cái nền rất tốt cho một đứa trẻ.”
Nói đến văn hóa xã hội, cô Vũ Diệu Lý đồng cảm với điều mà không ít phụ huynh nhận ra: chưa có một nền tảng văn hóa dạy con như thế ở Việt Nam để tạo thành “dây chuyền” và sẽ “di truyền” giữa các thế hệ như một lẽ tự nhiên. Vì thế, các phụ huynh trẻ hãy tự mình trải nghiệm và lan tỏa những ưu điểm trong cách giáo dục trẻ mới đến với nhiều người hơn nữa khi đã tin là mình làm đúng!
**********************
Chia sẻ quan niệm và câu chuyện dạy con của bạn với độc giả VietNamNet theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn hoặc theo mẫu phản hồi dưới đây. Cảm ơn các bạn.
|
“Cuộc sống không cho tôi kiên nhẫn!”
“Hãy cứ thử phải chịu áp lực cuộc sống, áp lực tiền, áp lực thuê nhà xem các ông bố, bà mẹ Tây có ngồi chơi với con cái được không?” Bạn đọc Mai Danh Hảo đã thốt lên như vậy sau khi đọc bài viết “Ra công viên xem Tây dạy con”.
Lại là bài toán của thời gian và sự kiên nhẫn thử thách những ông bố, bà mẹ. Trộn lẫn giữa công việc và cuộc sống gia đình, nhiều phụ huynh trở về nhà đem theo những mệt mỏi, khó chịu, lo lắng của công việc. Mọi thứ ở nhà bỗng phải nhanh gọn hơn, đơn giản hơn thậm chí là nơi để xả stress.
Đây cũng là lời phàn nàn của chị Mai (quận Hoàng Mai- Hà Nội). Làm nghề buôn bán, bận rộn với hàng hóa suốt ngày nhưng chị vẫn tìm hiểu cách nuôi dạy con và cũng được tiếp cận những câu chuyện dạy con bổ ích của phương Tây.
Tuy nhiên, mỗi bữa cho con ăn, chị chỉ dịu dàng, kiên nhẫn được với con vài phút đầu. Sau đó, tiếng chị quát tháo, la hét to hơn cả tiếng khóc của con. Bé Linh, con chị đã hơn 2 tuổi, nhưng chưa biết ăn cơm nát vì chỉ quen ăn cháo. Bé không ăn được vì chỉ nhai rồi lại nhè ra, chứ không nuốt.
Chị thở dài: “Có muốn dạy con tự lập cũng không nổi. Cả ngày mệt phờ người với hàng hóa, tiền nong, dọn dẹp nhà cửa, cơm nước, giặt giũ, và đủ những thứ tính toán khác. Nhìn con ăn cả giờ không hết bát cháo, còn khóc ri rỉ, nôn ọe, mình ức chế không chịu được, lại gào ầm ĩ lên. Thế là nó quen rồi, có quát, có đánh mới chịu ăn. Mỗi lần nó khóc,mong muốn duy nhất của mình là…nó hết khóc.”
Chị Phương, một bà mẹ khác là nhân viên kinh doanh giãi bày: “Mình thích dạy con, thích kiên trì bên con lắm lắm! Nhưng mà nói thật, ước gì một ngày có 30 tiếng. Công việc dồn nén, sợ muộn,… gặp cản trở trong những lúc như thế, mình chỉ có gắt um lên thôi. Nếu thong thả hơn mình đã không “lên cơn” vậy đâu!”
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
Nếu sắp xếp được thời gian hay bản thân có sự kiên nhẫn nhưng sự “đụng độ” trong cách nuôi dạy con của vợ chồng, ông bà hiện nay lại trở thành một vật cản không dễ vượt qua.
Bé Miu nhà chị Lâm (Ba Đình, Hà Nội) lên 2 tuổi đã không quấy mẹ, tự chơi rất ngoan, “đúng chuẩn của Tây” mà chị đã dày công tìm hiểu, rèn luyện cho con.
Chị tâm sự: nhiều khi rất mềm lòng, tưởng như không kiên nhẫn được với con nhưng nghĩ đến hình ảnh con sẽ khôn lớn, chững chạc, chị “quán triệt” chồng không được bỏ cuộc. Nhưng từ khi bà nội của bé lên sống cùng, chị không phải đầu hàng con mà là đầu hàng…mẹ chồng.
Chị buồn bực: “Bà thương con quý cháu lắm. Cháu tự xúc ăn vãi ra quần áo là bà xót xa, ngồi hầu cháu tận răng. Bé mà khóc là ngay lập tức, bà ôm vào lòng nựng nịu, âu yếm… Trẻ con nhanh quen, công sức của mình coi như mất hết. Bây giờ, bé còn biết cách thỏa hiệp, trước mặt mẹ thì làm nhưng sau lưng ỷ lại cho bà. Mình giải thích thì mẹ chồng lại tự ái, bảo mình dạy khôn bà!”
Nếu xảy ra hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược thì hoàn cảnh phổ biến mà các phụ huynh trẻ gặp phải là: bố mẹ ra sức dạy con tự lập trong ăn uống, phục vụ bản thân, loại bỏ thói quen “đánh chừa”, đưa con vào nếp biết nghe lời thì ông, bà sẽ ngược lại, chiều chuộng, xót xa cháu, thậm chí lên án bố mẹ là nhẫn tâm, lạnh lùng với con! Không ít gia đình rơi vào cảnh lục đục chỉ vì hai thế hệ khẩu chiến vì không thống nhất được cách dạy con.
Vậy nên, nhiều phụ huynh trẻ kiên quyết “ra riêng”, không chung một nhà với các “phụ huynh già”. Thậm chí, câu chuyện không dừng lại ở mỗi mái nhà, nhiều phụ huynh cho rằng để học được những cái hay trong cách dạy con của phương Tây, bố mẹ trẻ phải vượt qua cả … định kiến xã hội.
Chị Lâm phân tích: Hầu hết những ông bố, bà mẹ quanh mình đều xót con, chiều con nhiều hơn là dạy con. Họ cho rằng các bé còn nhỏ, chưa cần uốn nắn vội. Khi mình làm khác, họ nhìn mình với ánh mắt ác cảm khi thấy con mình tèm lem từ đầu đến chân mỗi lúc ăn cơm hoặc phải nhịn nếu bé cố tình đổ cả bát cơm. Con mình làm được những việc nhỏ như giúp mẹ lấy rổ rá, xách đồ đi chợ, tự mặc đồ đi học thì hàng xóm cũng không tránh khỏi dị nghị vì mình bắt con “lao động”!
|
|
Trên nhiều diễn đàn dành cho trẻ thơ, mỗi khi có chủ đề dạy con kiểu nào, các bà mẹ đều rất hào hứng chia sẻ những kinh nghiệm và khó khăn của mình. Dễ dàng nhận thấy những phụ huynh trẻ dạy con thành công đều có chung một nhận định: phải rất kiên nhẫn, từ từ và kiên định với mục đích dạy con.
Chị Hoài Thu, một thành viên tích cực của các topic (chủ đề) dạy con kiểu Tây- kiểu ta trên diễn đàn webtretho, lamchame thừa nhận: Kiên nhẫn với con là quan trọng nhất. Tức là rất tốn công, dành thời gian đầu tư cho việc dạy con, nhất là khi mới bắt đầu. Sau đó là kiên nhẫn với bố của bé, nếu ông xã không cùng quan điểm với mình. Kiên nhẫn thuyết phục ông bà. Rồi cả kiên nhẫn với … những con mắt hàng xóm!
Yếu tố đầu tiên chị Hoài Thu chia sẻ cũng chính là lời nhắn được cô Vũ Thị Diệu Lý, hiệu trưởng Trường mầm non và tiểu học Dream House nhắc đi nhắc lại trong mỗi lần tiếp xúc với phụ huynh ở các hội thảo.
Cô Lý chia sẻ: Cũng là một phụ huynh, với con mình, bố mẹ thường có những cảm xúc khác và dễ mềm lòng. Tuy nhiên, nếu bố mẹ đã đặt ra mục tiêu và tìm thấy động lực cho việc dạy con, bố mẹ sẽ làm được mà thôi.
Bản thân cô Lý không phải là một chuyên gia tâm lý học nhưng bí quyết để hiểu trẻ thơ chính là luôn quan sát, để ý và suy nghĩ để tìm ra cách tích cực nhất. Chẳng có bố mẹ nào không hiểu con, chỉ có điều bạn đã thực sự để ý để làm việc đó hay chưa? ”
“Bố mẹ không thể cho con những gì mà bản thân mình không có. Muốn dạy được con, chính bố mẹ phải hoàn thiện mình, nâng cấp mình lên. Để khi cách bố mẹ dạy con không chỉ là lời nói nữa, mà bằng lối sống, cách ứng xử của mình. Đó là cái phông văn hóa của mỗi gia đình sẽ làm cái nền rất tốt cho một đứa trẻ.”
Nói đến văn hóa xã hội, cô Vũ Diệu Lý đồng cảm với điều mà không ít phụ huynh nhận ra: chưa có một nền tảng văn hóa dạy con như thế ở Việt Nam để tạo thành “dây chuyền” và sẽ “di truyền” giữa các thế hệ như một lẽ tự nhiên. Vì thế, các phụ huynh trẻ hãy tự mình trải nghiệm và lan tỏa những ưu điểm trong cách giáo dục trẻ mới đến với nhiều người hơn nữa khi đã tin là mình làm đúng!
- Nguyễn Hường
Ra công viên xem Tây dạy con
Ngay từ những ngày đầu, tôi thấy
các ông bố bà mẹ Tây mới sung sướng làm sao khi họ cứ việc ngồi trò chuyện, uống
nước với nhau trong quán để mặc con cái tự chơi trong công viên với nhau.
Mẹ Việt hỏi, giáo sư Mỹ "chịu"
Trong buổi hội thảo về mẹ Hổ, có những lúc, câu hỏi của những bà mẹ Việt
khiến cho Giáo sư David Pickus chỉ có thể cười và nói rằng: "Tôi không biết phải
làm thế nào?".
Cách mẹ Việt ở Bắc Mỹ dạy con
Nhân trường hợp "chiến
công của mẹ Hổ", từ Canada, độc giả Nguyễn Hồng Phúc đã chia sẻ việc nuôi
dạy con cái của mẹ Việt trong hải ngoại.
Việt Nam vẫn đang đi tìm triết lý giáo dục?
Trong khuôn khổ một buổi sáng (19/8), các nhà giáo dục mới chạm tới phần khái niệm vốn
bị coi là quá rộng lớn và có thể gây tranh luận trái chiều về triết lý giáo dục Việt Nam.
Lo khiêu dâm, cha mẹ phản đối sách giới tính
Việc mô tả trực diện về quan hệ tình
dục trong cuốn sách giáo dục giới tính đầu tiên của Trung Quốc dành cho
học sinh tiểu học tại Bắc Kinh đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ của
phụ huynh.
|
**********************
Chia sẻ quan niệm và câu chuyện dạy con của bạn với độc giả VietNamNet theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn hoặc theo mẫu phản hồi dưới đây. Cảm ơn các bạn.