- Từ chăm sóc cây xanh, vệ sinh lớp, vệ sinh nhà vệ sinh đến sửa chữa điện nước... đều được tính vào túi tiền của phụ huynh. Vậy câu hỏi đặt ra là khoản ngân sách nhà nước chi trên đầu học sinh trường công dùng để làm gì?
1 năm quỹ lớp chi trên 77 triệu đồng
Đầu nămhọc này phụ huynh học sinh Trường THCS Thanh Xuân Nam nhận được thông báo các khoản thu đầu năm. Ngoài khoản thu theo quy định, mỗi phụ huynh nhận được một thông báo về các khoản dự kiến chi trong quỹ lớp với tổng chi cả năm của cả lớp lên đến 77.250.000 đồng.
Số tiền này được tính toán chi cho 19 khoản trong cả năm học. Như vậy, mỗi học sinh phải nộp 1,8 triệu đồng cho các khoản thu không trong quy định chia làm 2 lần nộp: quỹ lớp học kỳ 1 là 1 triệu; quỹ lớp học kỳ 2 là 800.000 đồng/ học sinh.
Cộng cả khoản thu bắt buộc của nhà trường thì đối với học sinh bán trú học kỳ 1 phải nộp 3.350.000 đồng (gồm quỹ lớp 1 triệu, các khoản thu bắt buộc của nhà trường 1.880.000 đồng và tiền bán trú 675.000 đồng).
Với học sinh không bán trú chỉ nộp hai khoản quỹ lớp và các khoản thu bắt buộc của nhà trường là 2.880.000 đồng.
Dự kiến học kỳ 2 mỗi học sinh phải nộp thêm 920.000 đồng (gồm 800.000 tiền quỹ và 120.000 đồng tiền xã hội hóa riêng của lớp).
Điều khiến phụ huynh đặt dấu hỏi là trong 19 khoản dự kiến chi có khoản chi "Quét vôi ve lớp học đầu năm 1.200.000 đồng" và "Hoa phục vụ khai giảng + Tăng giáo viên chủ nhiệm 600.000 đồng".
Thậm chí các ngày lễ lớn 20/10, 20/11, Tết....không chỉ Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn mà cả phòng bảo vệ, phòng bán trú, phòng y tế đều được "chăm sóc" bằng tiền trích từ tiền quỹ lớp phụ huynh học sinh đóng.
Thu tiền trước, công bố sau
Một phụ huynh của trường THCS Đền Lừ, Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, nhà trường vừa gửi danh sách các khoản thu đầu năm về để phụ huynh xem xét. Khoản nào đồng ý thì điền vào, còn không đồng ý thì thôi.
Tuy nhiên, trong danh sách này, có khoản đã thu từ 21/5/2011 nhưng bây giờ mới đưa về để phụ huynh đánh dấu. Đó là khoản thu 140.000đ/học sinh đóng góp xã hội hóa hè 2011. Khoản tiền này đã được thu từ 21/5/2011 nhưng đến gần đây nhà trường mới gửi giấy về để phụ huynh đồng ý hay không.
Chưa hết, trong thông báo của Trường THCS Đền Lừ, quận Hoàng Mai (Hà Nội) ký ngày 27/8 gửi tới từng phụ huynh để "Thỏa thuận các khoản thu chi năm học 2011-2012" có nghịch lý: thông báo có 3 nội dung thu gồm thu theo quy định, theo thỏa thuận và thu hộ.
Khoản thu theo quy định chỉ có duy nhất một khoản là học phí 20.000 đồng/ tháng, còn thu tự nguyện có 9 khoản và các khoản thu hộ chi hộ có 4 khoản.
Nhìn vào các khoản thu tự nguyện này thì thấy khoản gì học sinh cũng phải đóng góp: từ chăm sóc cây xanh, vệ sinh lớp, nhà vệ sinh đến sửa chữa điện nước...
Các khoản thu tự nguyện gồm: Tiền bán trú (tiền ăn + tiền đầu tư cơ sở vật chất); tiền xã hội hóa; hỗ trợ giáo dục, tiền tin học, tiền bảo trì bảo dưỡng phòng học tiếng Anh lab, tiền học bổ trợ lớp 6,7,8...
Tiền xã hội hóa để mua sắm, sửa chữa, tu bổ, cơ sở vật chất, vệ sinh công nghiệp trong năm học với mức 50.000 đồng/ học sinh/ học kỳ. Khoản thu này trường chi mua cốc uống nước, giá để cốc, giá để quần áo là 15%; bảo dưỡng tu bổ cây xanh 20%; sửa chữa nhỏ 20%; sửa chữa điện nước trong năm học 20% và 25% chi hỗ trợ vệ sinh công nghiệp.
Chưa hết, hàng tháng mỗi học sinh phải nộp 30.000 đồng tiền hỗ trợ giáo dục. Khoản tiền này nhà trường dùng chi thuê lao công trực nhật thay học sinh hàng ngày 20%; chi mua giấy vệ sinh hàng ngày 45%; túi ni lông đựng rác, đồ dùng, thiết bị vệ sinh; 35% chi hỗ trợ hoạt động TDTT, chuyên đề, hội thi giáo viên - học sinh...
Ngoài ra, trường còn thêm khoản thu tự nguyện 300.000 đồng/ học sinh/ tháng gọi là "khoản tiền học bổ trợ lớp 6,7,8" cũng khiến phụ huynh bức xúc. Khoản tiền này nhà trường giải trình chi 70% chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, 5% chi mua sắm cơ sở vật chất, 3% chi phúc lợi tập thể, 17% chi quản lý và 5% chi nộp cho Phòng Giáo dục.
Điều khiến phụ huynh bức xúc phải nộp nhiều khoản tiền với danh nghĩa "hỗ trợ chăm sóc, giáo dục các con", nhưng những nhu cầu tối thiểu như nhà vệ sinh lại không đáp ứng được.
Tiền chi bổ trợ lớp 6,7,8 để học sinh học thêm, nhưng theo các phụ huynh, kết quả học tập không được cải thiện là bao.
Thông báo của Trường THCS Thanh Xuân Nam |
1 năm quỹ lớp chi trên 77 triệu đồng
Đầu nămhọc này phụ huynh học sinh Trường THCS Thanh Xuân Nam nhận được thông báo các khoản thu đầu năm. Ngoài khoản thu theo quy định, mỗi phụ huynh nhận được một thông báo về các khoản dự kiến chi trong quỹ lớp với tổng chi cả năm của cả lớp lên đến 77.250.000 đồng.
Số tiền này được tính toán chi cho 19 khoản trong cả năm học. Như vậy, mỗi học sinh phải nộp 1,8 triệu đồng cho các khoản thu không trong quy định chia làm 2 lần nộp: quỹ lớp học kỳ 1 là 1 triệu; quỹ lớp học kỳ 2 là 800.000 đồng/ học sinh.
Cộng cả khoản thu bắt buộc của nhà trường thì đối với học sinh bán trú học kỳ 1 phải nộp 3.350.000 đồng (gồm quỹ lớp 1 triệu, các khoản thu bắt buộc của nhà trường 1.880.000 đồng và tiền bán trú 675.000 đồng).
Với học sinh không bán trú chỉ nộp hai khoản quỹ lớp và các khoản thu bắt buộc của nhà trường là 2.880.000 đồng.
Dự kiến học kỳ 2 mỗi học sinh phải nộp thêm 920.000 đồng (gồm 800.000 tiền quỹ và 120.000 đồng tiền xã hội hóa riêng của lớp).
Điều khiến phụ huynh đặt dấu hỏi là trong 19 khoản dự kiến chi có khoản chi "Quét vôi ve lớp học đầu năm 1.200.000 đồng" và "Hoa phục vụ khai giảng + Tăng giáo viên chủ nhiệm 600.000 đồng".
Thậm chí các ngày lễ lớn 20/10, 20/11, Tết....không chỉ Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn mà cả phòng bảo vệ, phòng bán trú, phòng y tế đều được "chăm sóc" bằng tiền trích từ tiền quỹ lớp phụ huynh học sinh đóng.
Thu tiền trước, công bố sau
Một phụ huynh của trường THCS Đền Lừ, Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, nhà trường vừa gửi danh sách các khoản thu đầu năm về để phụ huynh xem xét. Khoản nào đồng ý thì điền vào, còn không đồng ý thì thôi.
Tuy nhiên, trong danh sách này, có khoản đã thu từ 21/5/2011 nhưng bây giờ mới đưa về để phụ huynh đánh dấu. Đó là khoản thu 140.000đ/học sinh đóng góp xã hội hóa hè 2011. Khoản tiền này đã được thu từ 21/5/2011 nhưng đến gần đây nhà trường mới gửi giấy về để phụ huynh đồng ý hay không.
Chưa hết, trong thông báo của Trường THCS Đền Lừ, quận Hoàng Mai (Hà Nội) ký ngày 27/8 gửi tới từng phụ huynh để "Thỏa thuận các khoản thu chi năm học 2011-2012" có nghịch lý: thông báo có 3 nội dung thu gồm thu theo quy định, theo thỏa thuận và thu hộ.
Khoản thu theo quy định chỉ có duy nhất một khoản là học phí 20.000 đồng/ tháng, còn thu tự nguyện có 9 khoản và các khoản thu hộ chi hộ có 4 khoản.
Nhìn vào các khoản thu tự nguyện này thì thấy khoản gì học sinh cũng phải đóng góp: từ chăm sóc cây xanh, vệ sinh lớp, nhà vệ sinh đến sửa chữa điện nước...
Các khoản thu tự nguyện gồm: Tiền bán trú (tiền ăn + tiền đầu tư cơ sở vật chất); tiền xã hội hóa; hỗ trợ giáo dục, tiền tin học, tiền bảo trì bảo dưỡng phòng học tiếng Anh lab, tiền học bổ trợ lớp 6,7,8...
Tiền xã hội hóa để mua sắm, sửa chữa, tu bổ, cơ sở vật chất, vệ sinh công nghiệp trong năm học với mức 50.000 đồng/ học sinh/ học kỳ. Khoản thu này trường chi mua cốc uống nước, giá để cốc, giá để quần áo là 15%; bảo dưỡng tu bổ cây xanh 20%; sửa chữa nhỏ 20%; sửa chữa điện nước trong năm học 20% và 25% chi hỗ trợ vệ sinh công nghiệp.
Chưa hết, hàng tháng mỗi học sinh phải nộp 30.000 đồng tiền hỗ trợ giáo dục. Khoản tiền này nhà trường dùng chi thuê lao công trực nhật thay học sinh hàng ngày 20%; chi mua giấy vệ sinh hàng ngày 45%; túi ni lông đựng rác, đồ dùng, thiết bị vệ sinh; 35% chi hỗ trợ hoạt động TDTT, chuyên đề, hội thi giáo viên - học sinh...
Ngoài ra, trường còn thêm khoản thu tự nguyện 300.000 đồng/ học sinh/ tháng gọi là "khoản tiền học bổ trợ lớp 6,7,8" cũng khiến phụ huynh bức xúc. Khoản tiền này nhà trường giải trình chi 70% chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, 5% chi mua sắm cơ sở vật chất, 3% chi phúc lợi tập thể, 17% chi quản lý và 5% chi nộp cho Phòng Giáo dục.
Điều khiến phụ huynh bức xúc phải nộp nhiều khoản tiền với danh nghĩa "hỗ trợ chăm sóc, giáo dục các con", nhưng những nhu cầu tối thiểu như nhà vệ sinh lại không đáp ứng được.
Tiền chi bổ trợ lớp 6,7,8 để học sinh học thêm, nhưng theo các phụ huynh, kết quả học tập không được cải thiện là bao.
- Nguyễn Hiền - Vĩnh Thịnh
Tiền trường dùng... diệt chuột, muỗi, mua phân bón
Trường mầm non Nhân Chính thu 125.000 đồng mỗi tháng/học sinh cho quỹ “hỗ trợ
hoạt động cho cô và trẻ”, ngoài hỗ trợ giáo viên, còn dùng hỗ trợ dụng cụ học tập cho các cháu, rồi diệt chuột, muỗi, mua phân bón chăm sóc cây.
Loạn như thu tiền trường
Các khoản thu đầu năm đang khiến phụ huynh nhiều nơi bức xúc: thêm nhiều hạng
mục đóng góp, các khoản đều tăng chóng mặt, chồng chéo nhau và thiếu sự giải
thích rõ ràng, đặc biệt tại các trường tư thục.
Phụ huynh suýt ngất vì tiền trường
Dù đã chuẩn bị sẵn tinh thần phải đóng tiền đầu năm, nhưng không ít phụ
huynh có con học trường ngoài công lập vẫn choáng với “kịch bản” phí do
các trường đưa ra.
|