Nhiều địa phương trang bị máy móc dạy học hiện đại nhưng luôn trong tình trạng “đắp mền” vì không xài được là rất lãng phí.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Giáo viên tiếng Anh khó chạm chuẩn quốc tế?
'Bút chấm đọc' hỗ trợ giáo viên không đạt chuẩn
Nở rộ dịch vụ 'ăn theo' giáo viên chưa đạt chuẩn
Nguy cơ đổ kế hoạch quốc gia dạy và học ngoại ngữ?
'Bút chấm đọc' hỗ trợ giáo viên không đạt chuẩn
Nở rộ dịch vụ 'ăn theo' giáo viên chưa đạt chuẩn
Nguy cơ đổ kế hoạch quốc gia dạy và học ngoại ngữ?
Đó là ý kiến của TS Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, mở đầu buổi hội thảo “Tư vấn mua sắm và tập huấn sử dụng thiết bị dạy, học ngoại ngữ” do Ban quản lý đề án tổ chức sáng 23-8.
Theo ông Hùng, một trong những thách thức hiện nay là năng lực tiếng Anh của phần lớn giáo viên còn quá thấp, phương pháp giảng dạy mới tập trung ở việc dạy mà chưa quan tâm đến HS sẽ học thế nào. Chưa kể đến việc nhiều địa phương đầu tư thiết bị dạy học thiếu đồng bộ và lãng phí.
Ông Phạm Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất trường học của Bộ GD&ĐT, cũng cho rằng để dạy và học tốt tiếng Anh, điều quan trọng nhất là đội ngũ giáo viên chứ không phải trang thiết bị. Tuy nhiên, có nhiều đơn vị chỉ lo mua sắm nhưng lại không sử dụng hoặc sợ hỏng hóc, thậm chí có trường một phòng học đến hai máy tính, hai máy chiếu nhưng công suất sử dụng rất thấp. “Một tiết học có 45 phút, lắp đặt thiết bị hết 30 phút, giáo viên còn 15 phút thì dạy làm sao, chưa kể còn mày mò ấn nút này nút kia là coi như xong” - ông Phương nói.
Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (quận 1, TP.HCM) là một trong rất ít trường được đầu tư trang thiết bị tiếng Anh hiện đại. Trong ảnh: Một tiết học tiếng Anh mẫu trong phòng tiếng Anh chuyên dụng. Ảnh: PHẠM ANH |
Nhiều Sở GD&ĐT các tỉnh, thành trình bày họ đang gặp nhiều khó khăn về lựa chọn trang thiết bị phù hợp, kinh phí đầu tư quá lớn nhưng công năng sử dụng thấp và thiếu giáo viên chuyên môn. Cụ thể như tại Nghệ An, hiện nay tỉnh đã đầu tư hàng tỉ đồng cho tám phòng học ngoại ngữ theo kiểu chuyên dụng nhưng giáo viên lại gặp khó khăn trong việc vận hành vì không am hiểu máy móc và không được tập huấn sử dụng. Giáo viên hiểu chuyên môn thì không biết kỹ thuật máy móc, nhà cung cấp cũng không hiểu các bước dạy học đặc thù của môn học.
Ông Phương yêu cầu lãnh đạo các cơ sở giáo dục phải rà soát năng lực giáo viên, điều kiện từng địa phương, phải cân nhắc và quyết đoán để mua sắm trang thiết bị sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Theo kế hoạch triển khai đề án, năm 2010-2011 dạy ngoại ngữ cho khoảng 20% số học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015-2016; đạt 100% vào năm 2018-2019. Sau hai năm thí điểm, nhiều giáo viên tiểu học cho rằng cách sử dụng sách giáo khoa theo chương trình thí điểm của Bộ ban hành không đồng nhất, nội dung nhiều và khó, giá sách không phù hợp với điều kiện học của nhiều gia đình. Thậm chí một số địa phương cho giáo viên dùng SGK không do Bộ biên soạn, xuất bản và tập huấn nhưng lại không có biện pháp đôn đốc nên kiến thức và kỹ năng của học sinh bị lệch so với yêu cầu... Một trong những thiết bị hiện đại được Bộ GD&ĐT ứng dụng dạy thí điểm tiếng Anh Robot teacher (bút chấm đọc)… hỗ trợ tốt cho giáo viên nhưng do không nắm chắc cách sử dụng nên chưa phát huy hết tính năng của thiết bị này. |
(Theo Phạm Anh/ Pháp luật TPHCM)