- Lời tòa soạn: Đầu tháng 2/2011, PGS Ngô Tử Thành (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) gửi tới VietNamNet bài viết có tựa đề "tìm lời giải cho thực quyền của giáo sư Việt Nam trong bối cảnh hội nhập". TS Thành phân tích một số nội dung mà ông cho rằng bất cập với hy vọng các GS, PGS tương lai nhanh chóng được hưởng quyển lợi từ đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ (Đề án 30).

Để rộng đường dư luận, VietNamNet đăng tải ý kiến này.

Do bài viết có dung lượng khá dài (hơn 3.000 từ) nên được chia ra thành 4 phần.

Ảnh: Lê Anh Dũng
Năm  2009, theo quyết định mới nhất (gọi là quyết định 174),  Việt Nam bắt đầu coi GS/PGS là chức vụ khoa học và thực hiện  bổ nhiệm GS/PGS.

Trong phần 1, từ so sánh các quan niệm về giáo sư, ở châu Âu và Mỹ, tác giả phân tích ưu  nhược điểm để “nhìn người mà ngẫm đến ta”.

Ở phần 2,  tác giả đã lập luận để khẳng định, quy trình xét công nhận và bổ nhiệm theo quyết định mới  174/2008/QĐ-TTg thiếu cơ sở khoa học.

Sau khi phân tích nghĩa của các từ "bổ nhiệm, miễn nhiệm", phần 3 của bài viết nêu các lập luận, cho rằng với cách bổ nhiệm nhưng không miễn nhiệm, GS/PGS ở Việt Nam có chức nhưng không có thực quyền.

Trong phần viết cuối cùng, tác giả giới thiệu mô hình  hệ thống GS/PGS chức vụ  và chức danh khi áp dụng vào Việt Nam.

Tính đến nay, Việt Nam có 9.000 GS/PGS nhưng gần 2/3 đã nghỉ hưu, đã chết hoặc chuyển sang công việc không liên quan đến giảng dạy, chỉ còn hơn 1/3 GS/PGS đang trực tiếp dạy học.

"Như thế, tạo ra cảnh nhiều GS/PGS lại không còn là thầy, hay nói khôi hài "sư" nhưng lại không ở chùa" - PGS Ngô Tử Thành viết.


Dưới đây là bài viết chi tiết:

PHẦN 2: Quy định mới về giáo sư đã khoa học chưa?
PHẦN 4: GS Việt Nam: Hệ thống nào phù hợp?

VietNamNet mong nhận được chia sẻ quan điểm của độc giả, bằng cách gửi email về: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Xin trân trọng cảm ơn.