Nghiên cứu mới nhất của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết thế giới có thể tăng gấp 10 lần nguồn năng lượng địa nhiệt so với hiện nay vào năm 2050.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Nghiên cứu nhấn mạnh trong những năm tới, các nguồn năng lượng tái sinh như gió, Mặt trời và địa nhiệt phải chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với hiện nay trong tổng các nguồn năng lượng đa dạng trên toàn cầu, nếu thế giới muốn kiềm chế mức tăng của nhiệt độ Trái đất không quá 2 độ C, ngưỡng an toàn không gây thảm họa thiên nhiên đối với con người.
Thông qua các hành động phối hợp phát triển nguồn địa nhiệt và các nguồn năng lượng tái sinh, nguồn năng lượng địa nhiệt có thể chiếm 3,5% tổng sản lượng điện toàn cầu hàng năm và 3,9% nguồn năng lượng sinh nhiệt vào năm 2050 so với mức 0,3% và 0,2% hiện nay.
Giám đốc chấp hành IEA Nobuo Tanaka cho biết, IEA và nhiều cơ quan nghiên cứu khác của các nước đang tìm kiếm lộ trình công nghệ thích hợp để định hướng các chính phủ và các ngành công nghiệp nhằm phát huy tiềm năng của các công nghệ năng lượng sạch.
Nỗ lực giải quyết các trở ngại kinh tế và phi kinh tế cần được tăng cường để mở rộng khai thác nguồn địa nhiệt ở các nước đang phát triển.
Chính phủ các nước cần xác định mục tiêu và chương trình khuyến khích kinh tế đối với các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Các công cụ tài chính như chương trình đảm bảo rủi ro có thể giúp làm giảm chi phí phát triển nguồn địa nhiệt.
Theo TTXVN/Vietnam+
TIN BÀI LIÊN QUAN
Thế giới lại nóng lên vì năng lượng
Nhật tập trung phát triển năng lượng mặt trời
Triển vọng năng lượng tái tạo năm 2050
Nhật quyết không từ bỏ năng lượng nguyên tử
Ứng xử thế nào với năng lượng hạt nhân?
Nhật tập trung phát triển năng lượng mặt trời
Triển vọng năng lượng tái tạo năm 2050
Nhật quyết không từ bỏ năng lượng nguyên tử
Ứng xử thế nào với năng lượng hạt nhân?
Một nhà máy điện địa nhiệt ở Anh. Ảnh minh họa. |
Thông qua các hành động phối hợp phát triển nguồn địa nhiệt và các nguồn năng lượng tái sinh, nguồn năng lượng địa nhiệt có thể chiếm 3,5% tổng sản lượng điện toàn cầu hàng năm và 3,9% nguồn năng lượng sinh nhiệt vào năm 2050 so với mức 0,3% và 0,2% hiện nay.
Giám đốc chấp hành IEA Nobuo Tanaka cho biết, IEA và nhiều cơ quan nghiên cứu khác của các nước đang tìm kiếm lộ trình công nghệ thích hợp để định hướng các chính phủ và các ngành công nghiệp nhằm phát huy tiềm năng của các công nghệ năng lượng sạch.
Nỗ lực giải quyết các trở ngại kinh tế và phi kinh tế cần được tăng cường để mở rộng khai thác nguồn địa nhiệt ở các nước đang phát triển.
Chính phủ các nước cần xác định mục tiêu và chương trình khuyến khích kinh tế đối với các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Các công cụ tài chính như chương trình đảm bảo rủi ro có thể giúp làm giảm chi phí phát triển nguồn địa nhiệt.
Theo TTXVN/Vietnam+