Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hé lộ, họ vừa thu được bằng chứng rõ ràng về các trận mưa “băng khô” trên sao Hỏa. Đây được coi là hiện tượng thời tiết độc nhất vô nhị trong hệ Mặt trời của chúng ta.
Phát hiện chiếc ủng của "người sao Hỏa"?
Sắp có robot đào "báu vật" sao Hỏa?
Ảnh siêu nét đầu tiên về sao Hỏa
Xem trọn '7 phút kinh hoàng' của tàu thám hiểm sao Hỏa
Bản đồ mô tả việc tích tụ “băng khô” (các-bon điôxít đóng băng) do mưa tuyết ở nam cực của sao Hỏa. Ảnh: NASA |
“Băng khô”, thực chất là các-bon điôxít đóng băng, chỉ hình thành ở nhiệt độ xuống thấp tới -125 độ C, tức là lạnh hơn rất nhiều so với nhiệt độ đóng băng của nước.
Theo NASA, tuyết các-bon điôxít gợi nhắc các nhà khoa học rằng, mặc dù một số phần của sao Hỏa có thể trông rất giống Trái đất, hành tinh đỏ vẫn là một nơi vô cùng khác biệt.
Trang Daily Mail dẫn lời Paul Hayne – một chuyên gia của NASA nói: “Đây là những phát hiện chắc chắn đầu tiên về các đám mây tuyết các-bon điôxít. Chúng tôi xác định, các đám mây này cấu tạo từ các-bon điôxít trong bầu khí quyển sao Hỏa và chúng đủ dày để dẫn đến sự tích tụ mưa tuyết ở bề mặt hành tinh đỏ”.
Các trận mưa tuyết “băng khô” luôn bắt nguồn từ các đám mây xuất hiện quanh cực nam của sao Hỏa vào mùa đông. Giới khoa học đã biết đến sự tồn tại của băng các-bon điôxít trong các lớp bao phủ theo mùa, còn sót lại ở nam cực của hành tinh đỏ, từ nhiều thập niên qua. Sứ mệnh của NASA, do tàu đổ bộ Phoenix thực hiện năm 2008, cũng từng quan sát được mưa tuyết do ngưng tụ nước ở phía bắc sao Hỏa.
Trong báo cáo nghiên cứu mới, ông Hayne và 6 cộng sự đã phân tích các dữ liệu thu được bằng cách quan sát những đám mây ở ngay phía trên đầu và xung quanh Máy dò thời tiết sao Hỏa – một trong 6 thiết bị lắp đặt trên tàu thám hiểm sao Hỏa MRO.
Thiết bị dò thời tiết của tàu MRO có nhiệm vụ ghi lại độ sáng trong 9 dải sóng của ánh sáng hồng ngoại và có thể nhìn thấy được như một cách khảo sát các hạt và khí trong bầu khí quyển của hành tinh đỏ. Dữ liệu thu được cung cấp thông tin về nhiệt độ, kích cỡ các hạt và mức độ tập trung của chúng.
Hình mô phỏng sao Hỏa với những lớp tuyết mỏng bao phủ ở các cực. Ảnh: NASA |
Kết quả phân tích mới cho thấy, 1 đám mây các-bon điôxít to lớn, có đường kính khoảng 500km bám trụ lâu dài phía trên nam cực của sao Hỏa cùng những đám mây “băng khô” nhỏ hơn, tuổi thọ thấp hơn và nằm ở vị trị thấp hơn ở các vĩ độ từ 70 – 80 độ nam trên hành tinh đỏ.
Các lớp băng phủ còn sót lại ở vùng nam cực là nơi duy nhất trên sao Hỏa có các-bon điôxít tồn tại trên bề mặt suốt cả năm. Điều các nhà khoa học hiện vẫn chưa rõ là cách thức tích tụ của các-bon điôxít trong bầu khí quyển sao Hỏa, liệu chúng xuất hiện như tuyết hay bằng cách đóng băng ở trên mặt đất như sương giá.
Tuấn Anh