- Giá dầu xuống thấp kỷ lục khiến nguồn thu ngân sách thâm hụt. Ngân sách TƯ gặp vấn đề lớn với các khoản nợ, chi cải cách tiền lương, chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. 50 địa phương "nhận" viện trợ hàng năm cũng bị “đói kém” theo.
Giá dầu xuống thấp kỷ lục khiến nguồn thu ngân sách thâm hụt. Tháng 11, Bộ Tài chính công bố năm nay, ngân sách cả nước vẫn vượt dự toán tới 17.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân sách TƯ dự kiến hụt 31.000 tỷ đồng, còn ngân sách địa phương lại tăng thu tới 47.700 tỷ đồng.
Dù tổng thể không đáng lo, nhưng với khoản hụt thu khổng lồ của ngân sách TƯ lại là vấn đề lớn, đặc biệt với các khoản nợ, chi cải cách tiền lương, chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
Ngân sách TƯ teo tóp cũng đồng nghĩa, 50 địa phương "nhận" viện trợ hàng năm sẽ bị đói kém theo. Những ngày cuối năm, lại có những thông tin về chuyện "vỡ ngân sách" ở cấp địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu. Điều này cho thấy, khâu chi ở các cấp “rất có vấn đề”.
Trong khi đó, nợ công vẫn không ngừng gia tăng. Năm nay, ước nợ công sẽ bằng 61,3% GDP, tăng hơn năm ngoái 59,6% và cao cách biệt so với năm 2011 chỉ mới 50,8%. Bình quân 5 năm qua, nợ công tăng tới 20%. Áp lực trả nợ công càng ngày càng lớn và năm 2015, Chính phủ phải vay tới 125.000 tỷ đồng để đảo nợ.
Bù hụt thu ngân sách, năm 2015 chứng kiến việc đòi nợ thuế doanh nghiệp dồn dập, từ "bêu tên" cho đến cưỡng chế hoá đơn. Số tiền đòi được dự kiến là 34.000 tỷ, bằng một nửa so với tiền nợ. Tuy nhiên, ngân sách sẽ vẫn đối mặt với tình trạng số nợ mới sẽ còn phát sinh theo quy luật.
Ngoài ra, ngân sách cũng tăng cường vay nợ trong nước và ngoài nước. Ngay từ tháng 7, thông tin Bộ Tài chính phải đề nghị vay Ngân hàng Nhà nước tới 30.000 tỷ đồng để tạm ứng cho ngân sách và vay 90.000 tỷ từ Quỹ bảo hiểm xã hội.
Tới đây, Chính phủ còn phát hành thêm 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế, quy mô lớn nhất từ trước tới nay, để đảo nợ trong nước.
Nợ công đe dọa thành tích tăng trưởng
Nếu Việt Nam chậm thực hiện chương trình thắt chặt tài khóa thì mức độ bền vững nợ công cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Nợ công mỗi năm tăng 8 tỷ USD, dân gánh 1.000 USD/người
Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 92,618 tỷ USD và bình quân nợ công theo đầu người là 1.016 USD.
Phủ nhận nợ công Việt Nam trên 66% GDP
Thứ trưởng Bộ Tài chính, bà Vũ Thị Mai khẳng định, thông tin nợ công lên tới 66,4% GDP do Học viện chính sách và phát triển của Bộ KH-ĐT công bố là tính không đúng theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
Nợ công tăng chóng mặt, gần 60% GDP
Nợ công của Việt Nam đã tăng lên con số hơn 2.362 triệu tỷ đồng, bằng 59,6% GDP. Tuy nhiên, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, con số này mới chỉ là ước tính và sẽ được báo cáo Chính phủ chính thức vào tháng 8.
Vay 5 tỷ USD/năm: Nợ công sắp chạm trần, không thể dừng lại
10 năm trở lại đây, Việt Nam vay khoảng 4-5 tỷ USD/năm. Nợ công gần chạm trần cho phép trong khi sức ép trả nợ ngày càng lớn.
'Vỡ' ngân sách: Địa phương xin ứng tiền Trung ương
Nếu sau khi đã thực hiện các giải pháp cân đối thu- chi mà điều hành ngân sách địa phương vẫn khó khăn, thiếu nguồn thì có thể báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng cho phép ứng ngân sách Trung ương.
Địa phương 'vỡ' ngân sách… chuyện chưa từng có
Như một sự tình cờ, sau nỗi lo dự kiến hụt thu 31.000 tỷ đồng, ngân sách Trung ương lộ ra vụ thiếu hụt ngân sách ở Bạc Liêu và TP. Cà Mau.
2018, tăng thuế thu nhập bù hụt thu ngân sách?
Để bù đắp số tiền thiếu hụt do bỏ thuế nhập khẩu, Việt Nam có thể sẽ tăng thuế nội địa.
Dồn quân đi đòi nợ, cứu hộ ngân sách
Hà Nội phải lo thu đủ 7.000 tỷ, TP HCM phải đảm nhiệm 5.500 tỷ. Hải Phòng, Thái Bình, Đồng Nai, mỗi đơn vị phải hoàn thành thu nợ 500 tỷ đồng...
Sản xuất chỉ may, cúc áo, ốc vít được hưởng tiền ngân sách
Khoảng 58 mặt hàng và nhóm hàng công nghiệp hỗ trợ sẽ được ưu tiên rót tiền từ Ngân sách Nhà nước, từ động cơ, hộp số cho đến, bu lông, ốc vít hay cúc áo, sợi chỉ, khoá kéo.
Ngân sách vướng nợ xấu ngân hàng?
Có ý kiến cho rằng, việc tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu đã làm giảm lợi nhuận, ảnh hưởng thu ngân sách.
Ngân sách quốc gia lún sâu vay mượn tỷ USD
Chỉ trong 3 tháng, ngân sách quốc gia đã đưa ra một loạt kế hoạch huy động với con số ít nhất là 5,3 tỷ USD.
Ngân sách cạn tiền: Vật vã đòi nợ, tính kế đi vay
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, có nhiều cơ sở cho thấy thu chi ngân sách năm tới vẫn đảm bảo được. Riêng năm nay, túi tiền quốc gia ước tính vượt trội thêm 17.400 tỷ đồng.
Bán khách sạn Daewoo, Metropole thu tiền ngân sách?
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa đề xuất Quốc hội và Chính phủ 5 giải pháp được cho là có thể mang lại hàng tỷ USD, trong bối cảnh ngân sách quốc gia đang ngày một eo hẹp.
Tăng thuế gấp 3: Xăng giảm giá ít, ngân sách bội thu
Nhờ tăng gấp 3 lần thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu mà khoản thu thuế này chỉ trong 8 tháng qua đã vượt xa dự toán cả năm cả ngàn tỷ đồng.
Ngân sách 'biếu không' 1.000 tỷ đồng cho DNNN?
Bộ Tài chính đang đề nghị xoá nợ cho các doanh nghiệp Nhà nước với con số ước tới 1.000 tỷ đồng.
Vay tiền ngân hàng ‘cứu trợ’ ngân sách?
Bộ Tài chính đề xuất vay 30.000 tỷ đồng từ Ngân hàng Nhà nước để bù đắp cho bội chi ngân sách. Có lẽ đây là lần hiếm hoi thông tin ngân sách Nhà nước phải vay tiền từ Ngân hàng Nhà nước để chi tiêu được lộ ra ngoài.
Nếu nhà nhà chi tiêu ngân sách bằng... tình cảm?
Khi Trung ương phải giật gấu vá vai, vay chỗ này chỗ kia... cấp cứu cho ngân sách thì các địa phương lại đua nhau xin xây bảo tàng, tượng đài, vẽ đề án lớn.
Vay nợ chi tiêu: Ngân sách tính đến biện pháp cuối cùng?
Khi quỹ Ngân sách Nhà nước thiếu hụt tạm thời thì tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước chỉ là biện pháp cuối cùng.
Ngân sách thâm hụt, vay ‘nóng’ chi tiêu?
Bộ Tài chính không thừa nhận thu ngân sách đang khó khăn nhưng lại có đề nghị vay 30.000 tỷ đồng từ Ngân hàng Nhà nước, phát hành trái phiếu, tín phiếu...
Ngân sách đã thâm hụt trên 4,5 tỷ USD
Các khoản thu vẫn giảm trong khi các khoản chi vẫn tiếp tục tăng lên. Bộ Tài chính cho biết, mức bội chi 7 tháng đầu năm đã lên tới hơn 100.000 tỷ đồng, tương đương hơn 4,5 tỷ USD.
Ngân sách eo hẹp vẫn trả nợ thay DNNN tỷ USD
Bộ Tài chính đã ứng ra hơn 1 tỷ USD để ứng trả nợ thay các DN vì thua lỗ, khó khăn. Nợ công đã tăng chóng mặt nhưng các DNNN vẫn xếp hàng xin Chính phủ bảo lãnh các khoản vay thương mại tới hàng tỷ USD.
Xoá tên 34 doanh nghiệp bêu tên nợ thuế oan
Tổng Cục Thuế vừa xoá tên 34 doanh nghiệp bị bêu tên nợ thuế oan và điều chỉnh lại số nợ thuế của 29 doanh nghiệp trong tổng số 600 doanh nghiệp nợ thuế vừa công bố.
Lộ diện 600 đại gia nợ thuế khủng
Hầu hết, các đại gia nợ thuế khủng trên cả nước đều dính đến bất động sản và đứng số 1 trên cả nước vẫn thuộc về Công ty CP Sông Đà Thăng Long nợ 375 tỷ đồng tiền thuế.
Nợ thuế 50 triệu: Cấm xuất cảnh
Người nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh, công dân Việt Nam không được xuất cảnh nếu nợ thuế.
Đại gia thách thức: Bỏ hoang đất vàng, nợ thuế ngàn tỷ
Ôm rất nhiều đất vàng, vẽ ra dự án hoành tráng nhưng các đại gia nhà đất Hà Nội vẫn chai lì không triển khai, bỏ hoang đất đai rồi nợ thuế cả ngàn tỷ.
Đút túi ngàn tỷ, đại gia vẫn chai mặt nợ thuế
Chào bán rầm rộ trên thị trường nhưng không ít dự án đang bị cơ quan thuế bêu tên vì nợ tiền sử dụng đất. Trong số đó, không ít dự án BĐS được cho là hàng hot trên thị trường.
Đại gia vô địch: Nợ thuế 375 tỷ, lỗ gần 1.000 tỷ
Với số tiền nợ thuế lên tới 375,2 tỉ đồng, trong khi đó tình hình kinh doanh của Sông Đà Thăng Long năm 2014 không mấy khả quan, liệu doanh nghiệp này có tiền để đóng thuế?
Đại gia địa ốc Hà Nội lỗ 1400 tỷ, nợ thuế 300 tỷ
Cập nhật mới nhất, con số này lên tới 169 doanh nghiệp đang nợ 3.321,7 tỷ đồng.
Đại gia Hà Nội nợ thuế hơn 1.200 tỷ
Tổng nợ thuế của 23 doanh nghiệp lên tới 1.234 tỷ đồng và 15 dự án nhà ở nợ tiền sử dụng đất 1.214 tỷ đồng. Đây đều là các DN lớn có tên tuổi nhưng chây ì thuế suốt thời gian dài.
1.000 dân đòi nợ trăm tỷ: Đại gia quyết không trả
Bán nhà, thu tiền, chủ đầu tư đã đút túi cả trăm tỷ, ấy vậy mà khi cư dân đòi lại phí bảo trì để tự quản thì giữ khư khư, không chịu trả.
Cơ chế mạnh, chặn đường chây ì của ông lớn
Áp lực từ nhiều phía cũng như xu hướng không thể tránh khỏi đang mang đến những luồng gió mới, những tín hiệu mới hứa hẹn một sự đột phá trong thời gian tới.
'Ông lớn' HUD sai phạm hàng loạt, nợ nần nghìn tỷ
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, đến nay các khoản nợ phải trả của HUD là hơn 6.600 tỷ đồng, khả năng thanh toán nợ khó khăn do mất cân đối dòng tiền, tồn kho nhiều (hơn 4.300 tỷ đồng).