Bước vào những chung cư cũ nát tại các quận trung tâm TP.HCM, người ta dễ dàng nhận ra không khí u ám, nhếch nhác vì vắng người.

Chỉ có những người đang mòn mỏi chờ các nhà đầu tư mới thì vẫn cố "bám trụ" dù cuộc sống diễn ra quá mong manh...

Nằm trên một con phố náo nhiệt, khang trang hiện đại và sầm uất Trần Hưng Đạo, Quận 1 -cách chợ Bến Thành chỉ khoảng 3km - khu chung cư cũ này chỉ còn lại 10 hộ sinh sống. Chúng tôi hỏi người dân sinh sống tại đây thì được biết họ đều là những cư dân nghèo, còn bám trụ tại khu tập thể này là bởi họ không chấp nhận mức bồi thường chưa tới 200 triệu một căn nên chưa biết phải đi đâu về đâu.

{keywords} 

Theo quan sát của chúng tôi, từ tầng 8 của tòa nhà như "quả bơm nổ chậm" này trở lên, vì có người ở thường xuyên nên một số chỗ còn được vệ sinh sạch sẽ, nhưng từ tầng 7 trở xuống vô cùng nhếch nhác.

Từ tầng 1 lên tầng 7, không khí rất u ám, tăm tối, các căn phòng bên trong bị đập phá càng làm không khí hoang tàng. Các thang máy đã bị hỏng từ lâu nên việc di chuyển hầu hết là đi bộ, từ người già tới trẻ em.

{keywords}

Những ngôi nhà bỏ hoang trong bất kỳ chung cư cũ nào, dù có còn nhiều hộ sinh sống, sẽ là "sân chơi" hấp dẫn của người vô gia cư, các đối tượng hút chích.

Bên ngoài chung cư, chính quyền địa phương đã bắt đầu dựng hàng rào ngăn cản người ngoài vào bên trong chung cư từ trước tết, nhưng vì vẫn còn cư dân sinh sống nên chưa rào hết.

Chủ căn hộ số 1125 cho biết được cơ quan cấp cho chỗ ở tại chung cư này đã 30 năm nay. Lầu 11 còn lại 2 hộ chưa di chuyển. Có lầu chỉ có duy nhất 1 hộ sống, nhiều tầng khác trống không toàn rác là rác. Tất cả mọi người phải cố gắng vượt qua khó khăn, bất tiện để tồn tại.

Không còn mấy người ở nhưng vẫn cố gắng thắp sáng điện cả tầng, điện nước vẫn đóng đầy đủ từng tháng. "Gia đình cũng như nhiều người nơi đây đã nhiều lần ý kiến, kiến nghị từ báo đài đến chính quyền sở tại nhưng mọi thứ vẫn đứng im tại chỗ. Cuộc sống của chúng tôi thật sự đang rất mong manh!", chủ nhà tên Tuấn nói.

Chú Minh, bảo vệ, làm việc 12 tiếng nhận được khoản trợ cấp mỗi tháng 1,5 triệu mà phải lo rất nhiều công việc và trách nhiệm. Nhiều lần chú muốn nghỉ nhưng bà con xung quanh khuyên chú ở lại cùng mọi người. 

{keywords}

Những hành lang dẫn lên các tầng nhà bên trong một chung cư trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1. U ám, lạnh lẽo...

Chú Minh nói: "Phòng ốc để lâu thì hoang phế, hỏng hóc chứ nền móng của chung cư này chắc chắn hơn nhiều chung cư khác. Cuộc sống nơi này khó khăn, bất tiện đủ thứ. Nhiều khi kẻ xấu lẻn vào mang theo tệ nạn hút chích, chỉ có mấy hộ dân sao đối phó nổi, đợi chính quyền thì chắc đã toi mạng. Sợ nhất là cảnh đêm hôm hoang vắng. nhiều người không chịu đựng nổi phải ra ngoài thuê phòng trọ.

Cũng có nhiều đối tượng tò mò, hiếu kỳ, thấy cảnh chung cư hoang vắng rồi đơm đặt nhiều chuyện ma quái không hay làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những người còn lại. Tới giờ vẫn chưa thấy chính quyền quận 5 có động thái gì, mọi người sống trong mòn mỏi, khổ lắm!"

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, tại Thành phố hiện còn 178 khu chung cư xuống cấp. Trong đó có 67 lô chung cư đang trong tình trạng hư hỏng nặng cần khẩn trương tổ chức cải tạo, di dời.

Khu chung cư Ngô Gia Tự (phường 2, quận 10, TP HCM) được xây dựng từ trước năm 1975, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng khiến nhiều gia đình sống ở nơi đây luôn nơm nớp lo sợ.

Tại cụm chung cư này, bên ngoài là các bức tường rêu loang lổ, chằng chịt đường dây điện, ống nước... Nhiều mảng tường bị bong tróc, lộ ra các đường dây điện, lõi sắt đã gỉ. Bên trong là hành lang tối om, ẩm thấp. Nhiều căn phòng bỏ trống, cửa gỗ mục nát. Một số khu vực tiếp giáp giữa các lô ngập rác thải bốc mùi hôi nồng nặc.

{keywords}

Cuộc sống vẫn diễn ra ra yên ả nhưng rất mong manh vì không biết tòa nhà sẽ đổ sập khi nào.

{keywords}

Một chung cư quá cũ kỹ trên đường Nguyễn Cư Trinh, quận 1. Thành phố đã đưa vào danh sách phải di dời khẩn cấp nhưng đến nay vẫn "án binh bất động".

{keywords}

Cảnh nhếch nhác vẫn thường thấy, nhưng nhiều hộ dân cho biết vẫn chấp nhận chờ một ngày mai có nhà mới ở.

{keywords}

Một cư dân cho biết nhà bị nghiêng rất nhiều, khe nứt giữa 2 tòa nhà A ngày càng rộng ra...

{keywords}

"Chẳng ai muốn sống trong các căn hộ tồi tàn, chờ sập như thế này nhưng giá đền bù chỉ khoảng 150 triệu đồng/căn thì chúng tôi không thể tìm được nơi ở khác”, một hộ dân cho biết.

{keywords}

Lối đi thoát hiểm bên trong một tòa chung cư cũ tại quận 1.

{keywords}

Mặc dù chung quanh đầy rẫy các biển cảnh báo nguy hiểm, nhưng người dân vẫn cố bám trụ chờ một chính sách đền bù thỏa đáng.

{keywords}

Một chung cư cũ khác tại quận 1, TP.HCM.

{keywords}

Nhiều hộ dân kể, có những đêm đang yên giấc, nếu có một chiếc xe tải chạy ngang, tòa nhà rung lắc như động đất, cát, bụi bẫn trên trần nhà rơi xuống ngập cả nhà...

{keywords}

Khi bước vô đây, nhiều người cứ nghĩ giống như cảnh trong một phim kinh dị nào đấy.

{keywords}

Nơi tập kết rác của 10 hộ dân đang sinh sống tại chung cư Nguyễn Cư Trinh. Nhiều người sợ phải mang từ trên cao xuống, nhiều khi vứt đại từ cửa sổ xuống thẳng tầng dưới.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, khúc mắc lớn nhất làm người dân chưa chịu di dời khỏi các chung cư xuống cấp chính là việc đền bù để họ tái định cư.

Tại các chung cư ở TP HCM, người dân có hai lựa chọn là nhận tiền đền bù trọn gói hoặc thuê nhà tạm cư chờ khi dự án xây mới hoàn tất sẽ được tái bố trí căn hộ ngay vị trí cũ. Nhiều người dân chọn phương án nhận đền bù trọn gói không đồng tình với mức giá đền bù được đưa ra.

Theo họ, mức đền bù hiện tại không đủ để mua một căn hộ tương tự mà phải mua một căn nhà ở ngoại thành cách xa chỗ ở hiện tại.

Theo Trí thức trẻ