Bộ Tài chính vừa có văn bản thẩm định Đề án thành lập đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Theo đó, nguồn vốn huy động để xây dựng 3 đặc khu lên tới cả triệu tỷ đồng. Đáng nói, cả 3 địa phương đều xin nhiều ưu đãi để làm đặc khu.

Cần chục tỷ USD để xây đặc khu

Theo đề án do 3 địa phương xây dựng, thì cả 3 đặc khu kinh tế đều cần đến một lượng vốn lớn tới cả triệu tỷ đồng để phát triển hạ tầng, xây dựng các khu chức năng như cụm khoa học công nghệ, du lịch - văn hóa - giải trí, nông nghiệp công nghệ cao.

Với đặc khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đang trình các bộ, ngành đề án phát triển với nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển đặc khu giai đoạn 2018-2030 khoảng 270 nghìn tỷ đồng. Tỷ trọng vốn đầu tư trong nước 50%, vốn nước ngoài 50%, và được phân kỳ đầu tư thành hai giai đoạn trước và sau năm 2022.

{keywords}
Mô hình đặc khu kinh tế ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đang được gấp rút xây dựng.

Theo định hướng không gian phát triển, đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) gồm 3 vùng cảng biển và du lịch sinh thái và casino; phát triển cơ sở y tế, giáo dục, khoa học công nghệ và công nghệ cao, ước tính tổng mức đầu tư đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong trong giai đoạn 2019- 2025 khoảng 400 nghìn tỷ đồng.

Để biến đảo Phú Quốc (Kiên Giang) thành một đặc khu kinh tế sầm uất với trọng tâm là vùng đô thị, khai thác tối đa lợi thế du lịch, tỉnh Kiên Giang ước tính đầu tư toàn xã hội vào huyện đảo này trên 40 tỷ USD, tương đương khoảng 900 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2030. Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển đặc khu kinh tế Phú Quốc gồm 59% vốn trong nước, và 41% vốn nước ngoài. Đây cũng là đặc khu có số vốn huy động nhiều nhất trong 3 đặc khu.

Dù nguồn vốn đầu tư phát triển các đặc khu lên tới cả chục tỷ USD, nhưng chỉ có tỉnh Khánh Hòa đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ 45.000 tỷ đồng để phát triển hạ tầng đặc khu Bắc Vân Phong từ nay đến 2025.

Như vậy, tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho 3 đặc khu tương lai này lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng. Điều cần nhấn mạnh, nguồn vốn này không phải hoàn toàn từ ngân sách, mà sẽ được huy động từ các nguồn khác nhau.

Địa phương đồng loạt xin ưu đãi

Điểm chung của 3 đề án phát triển đặc khu kinh tế là địa phương xin ưu đãi thông qua đề xuất được giữ lại nguồn thu trên địa bàn tỉnh để dồn vốn cho phát triển đặc khu kinh tế trong những năm tới.

Trong đề án phát triển đặc khu kinh tế Vân Đồn gửi đến các bộ, ngành, tỉnh Quảng Ninh đề xuất được giữ lại 100% số thu ngân sách nội địa phát sinh trên địa bàn đặc khu kinh tế Vân Đồn đến 2030. Bên cạnh đó, trong 5 năm đầu phát triển đặc khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh này cũng xin được giữ lại 25% số thu nội địa của tỉnh Quảng Ninh (khoảng 2.000 tỷ đồng/năm); đồng thời, ngân sách địa phương bổ sung cho đặc khu tối thiểu 1.500 tỷ đồng/năm để phát triển hạ tầng kỹ thuật, và hạ tầng xã hội tại đặc khu kinh tế Vân Đồn.

{keywords}
Sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh do tư nhân đầu tư đang được gấp rút xây dựng. Ảnh:T.N.D

Do số thu nội địa trên địa bàn huyện Vạn Ninh (khu vực phát triển đặc khu kinh tế Vân Phong) chỉ khoảng 130 tỷ đồng/năm, nên tỉnh Khánh Hòa đề xuất cơ chế ưu đãi để lại 100% thuế xuất nhập khẩu và toàn bộ số thu nội địa trên địa bàn Bắc Vân Phong để thực hiện chính sách đặc thù. Đồng thời, ngân sách trung ương để lại 50% các khoản thu nội địa trên địa bàn tỉnh để bổ sung vốn phát triển đặc khu kinh tế Vân Phong.

Ngoài nhóm chính sách ưu đãi chung theo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, tỉnh Kiên Giang đã đề xuất Bộ Tài chính giảm hạn mức tổng vốn đăng ký đầu tư với những dự án nghỉ dưỡng có kinh doanh trò chơi có thưởng. Tỉnh đề nghị các dự án khu du lịch sinh thái cao cấp có tổng mức đầu tư trên 300 triệu USD được phép kinh doanh casino quy mô nhỏ.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, kinh doanh casino là ngành nghề nhạy cảm, không khuyến khích phát triển, nên việc cấp phép kinh doanh casino phải thực hiện theo quy định hiện hành (dự án có vốn đăng ký trên 2 tỷ USD). Bộ này đã đề nghị bỏ đề xuất giảm vốn đăng ký đầu tư với các dự án có kinh doanh casino tại Phú Quốc.

Trước các đề xuất ưu đãi được giữ lại nguồn thu trên địa bàn để phát triển 3 đặc khu kinh tế, Bộ Tài chính đã bày tỏ lo ngại về sự thất thu ngân sách trung ương, và khó cân đối thu chi.

Cụ thể, Bộ Tài chính khẳng định đề xuất giữ lại 50% thu điều tiết toàn tỉnh Khánh Hòa cho Bắc Vân Phong là không phù hợp và phản đối đề xuất giữ lại toàn bộ số thu thuế XNK trên địa bàn vì đây là khoản thu về ngân sách trung ương 100%.

Cũng theo Bộ Tài chính, tỉnh Quảng Ninh chỉ nên giữ lại 100% số thu nội địa tại Vân Đồn trong 10 năm thay vì đề xuất 15 năm, và đề nghị tỉnh cân nhắc đề xuất giữ lại 25% số thu nội địa toàn tỉnh trong 5 năm vì áp lực chi ngân sách trung ương rất lớn, đề xuất này vượt quá khả năng cân đối.

Lương Bằng

Thổi giá đất ‘bỏng tay’ ở đặc khu, Bộ Xây dựng vào cuộc

Thổi giá đất ‘bỏng tay’ ở đặc khu, Bộ Xây dựng vào cuộc

Xuất hiện tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp; chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái quy định pháp luật, có hiện tượng giá đất nền tăng cao trong thời gian ngắn tại 3 tỉnh sắp có đặc khu.

Giá đất nhảy múa tại những nơi hứa hẹn thành đặc khu kinh tế

Giá đất nhảy múa tại những nơi hứa hẹn thành đặc khu kinh tế

Báo cáo thị trường bất động sản quý I của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam trong đó có nhận định về thị trường tại Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc

Bỏ công ty ở Ba Lan, về Việt Nam... buôn đất 'đặc khu', kiếm ngàn tỷ

Bỏ công ty ở Ba Lan, về Việt Nam... buôn đất 'đặc khu', kiếm ngàn tỷ

Sang Ba Lan làm nghiên cứu sinh, rồi ở lại, kinh doanh từ 20 năm trước, nay đã có một vài cửa hàng lớn ở Warszawa, nhưng ông A.V đã mang phần lớn vốn đầu tư về Việt Nam, chủ yếu... buôn đất.

TƯ sẽ lập Ban tư vấn kiểm soát quyền lực 3 đặc khu

TƯ sẽ lập Ban tư vấn kiểm soát quyền lực 3 đặc khu

Dự thảo luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt bổ sung quy định thiết lập cơ chế kiểm soát đặc thù của TƯ thông qua Ban tư vấn.

Trường hợp đặc biệt được thuê đất đặc khu tới 99 năm

Trường hợp đặc biệt được thuê đất đặc khu tới 99 năm

Dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt tiếp tục đưa ra phương án cho thuê đất tối đa 99 năm, nhưng có “chỉnh lý” lại là chỉ áp dụng trong "trường hợp đặc biệt" và phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Đất tăng giá 10 lần: Tỷ phú Mỹ không còn quay lưng bỏ đi

Đất tăng giá 10 lần: Tỷ phú Mỹ không còn quay lưng bỏ đi

Nếu luật không đột phá, vẫn bị bó buộc tư duy thì đặc khu cũng khó tạo ra được điều gì đặc biệt.