Hàng triệu người nô nức đổ về “vay lộc” Bà Chúa Kho dịp đầu năm, trái ngược hoàn toàn với không khí trả lễ đìu hiu năm nay. Những giá để các mâm lễ trống trơn, tiền lẻ không còn đặt la liệt như mọi năm.

Theo ghi nhận, trong ngày 3/2 (mùng 4 tết), khác với những ngày vắng người "trả nợ" cuối năm vừa qua. Đầu năm Giáp Ngọ ở Đền Bà Chúa Kho nườm nượp khách thập phương đến xin làm "con nợ", báo Lao Động phản ánh.

Chị Hoa - người trông xe ở đây cho biết, từ hôm mồng 1 tết mọi người đến đây đã đông, có khi đến hàng trăm nghìn người đến trong một ngày, họ gửi xe ở tất cả mọi nơi gần nhất để có thể vào lễ Bà Chúa Kho.

{keywords}

Bất chấp mọi gian nan, chị Lý Phương Thảo (Từ Sơn, Bắc Ninh) “ăn lộc” đền Bà hơn chục năm cho biết: " Để vào được nơi thâm nghiêm Bà Chúa Kho ngự trị trong hậu cung vào dịp đầu năm như thế này không hề đơn giản. Phải đi từ sớm, phải xếp hàng, chen nhau, nhúc nhích từng tí một, vật vã bở cả hơi tai mới xin được lộc của Bà Chúa Kho".

Nhiều khu vực trong đền không còn chỗ trống, nhiều người còn giẫm - đạp lên những bông hoa cúc bị rơi trong quá trình bê lễ vào trong nơi ngự trị của Bà Chúa Kho.

Khác với không khí nô nức đến vay nợ, không khí trả nợ lại quá đìu hiu. Tại khu vực Nhà phát lộc lúc nào cũng đông đúc người xếp hàng, ai cũng muốn nhận được gói "lộc rơi, lộc vãi" mang về.

Một người viết sớ ở đây cho biết, "Đến đây, có những người dân bình thường, cũng có cả những vị làm quan đến cầu mong tài lộc, phúc đức". Để chuẩn bị được một mâm lễ đầy đủ, nhiều người phải bỏ ra cả triệu đồng.

Thế nhưng, không khí “vay lộc” đầu năm lại khác hoàn toàn không khí “trả nợ” dịp cuối năm vừa qua.

Theo thông lệ, cứ khoảng đầu tháng 12 âm lịch, khách thập phương đổ về dền Bà chúa Kho (Bắc Ninh) trả lễ rất đông nhưng năm nay có vẻ đìu hiu hơn rất nhiều. Những giá để các mâm lễ trống trơn, tiền lẽ không còn đặt la liệt như mọi năm.

Khách ít, kinh tế eo hẹp nên khách thập phương không "vung tay" thuê đội sắp lễ với khấn thuê nữa mà thay vào đó là tự biên tự diễn, có gì sắp nấy. Cảnh chèo kéo khách đòi tiền công đốt vàng mã không còn. Hàng quán và dịch vụ đổi tiền lẻ cũng ngồi chơi xơi nước.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên được cho là do nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp chết hàng loạt. Theo Tổng cục Thống kê, ước tính năm 2013, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 76.955 thì số doanh nghiệp ‘chết’ - giải thể, ngừng hoạt động năm nay là 60.737 doanh nghiệp.

Chỉ riêng trong ngành bất động sản, không khó bắt gặp những hình ảnh chào mời, quảng cáo về những căn hộ trong các dự án đã xây xong hoặc đang dở dang.

Gốc cây, cột điện, bờ tường vẫn chưa đủ để phản ánh hiện trạng thèm khát đầu ra của thị trường bất động sản dù ở bất kỳ phân khúc nào. Một hình ảnh cho thấy rõ nhất sự bi đát của lĩnh vực này: rao bán nhà ngay trong nhà vệ sinh của một quán bia trên đường Nguyễn Ngọc Vũ (Cầu Giấy, Hà Nội).

Để cứu vớt tình hình kinh doanh, các doanh nghiệp ra sức khuyến mãi lớn nhưng sức mua lại kém. Dù thị trường bắt đầu vào mùa cao điểm mua sắm tháng cuối năm, nhưng trái với kỳ vọng của người bán, từ chợ quê cho đến khu vực tỉnh, thành hiện đều đang rơi vào cảnh kinh doanh ế ẩm.

Vậy nên, Bà Chúa Kho cũng cảm thông “giãn nợ”, khuyến mãi cho con nợ.

Theo Đất Việt