Hà Nội "đất chật người đông" nên cái gì cũng đắt đỏ, tuy nhiên có những dịch vụ "hái ra tiền" cực dễ.

Bán trà đá vỉa hè

Chỉ với giá 3.000 đồng một cốc trà đá, nhưng trong một ngày, chủ quán trà đá vỉa hè có thể thu được tiền triệu. Và tiền lãi từ bán trà đá có thể lên tới… vài chục triệu đồng mỗi tháng.

Từ lâu, trà đá, trà nóng vỉa hè đã trở nên phổ biến, trở thành thứ đồ uống bình dân “đặc sản” của người dân Hà Nội. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các quán trà vỉa hè ở khắp mọi nơi, từ các vỉa hè phố lớn đến các ngõ nhỏ, từ cổng trường học, cơ quan tới các bến xe, bến tàu…

{keywords} 

Dễ tìm, dễ uống, tiện lợi và đặc biệt là giá cả bình dân, trà đá, trà nóng vỉa hè trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người dân. Từ ông giám đốc đến người lao động bình dân, ai cũng có thể ngồi uống trà vỉa hè.

Giá trà đá vỉa hè ở Hà Nội hiện nay phổ biến ở mức 2.000 – 3.000 đồng/cốc, một vài quán đắt hơn thì 5.000 đồng/cốc. Là thứ đồ uống bình dân giá rẻ như vậy, nhưng nếu làm một phép tính cụ thể thì nhiều người sẽ phải giật mình về doanh thu và lợi nhuận “khủng”, lên đến vài chục triệu mỗi tháng của những người bán trà vỉa hè, một con số đáng kinh ngạc và là mức lương thuộc hàng “khủng” mà rất nhiều người làm các nghề khác mơ ước.

Bán nước mía

Xa xỉ hơn trà đá một chút, nhưng bán nước mía mùa hè cũng là một nghề kiếm "bộn tiền" mà chi phí lại cũng không đáng là bao. Nước mia đá là thức uống ngon, bổ, rẻ được nhiều người ưa thích, cứ đến mùa nóng, hàng trăm quán nước mía lại mọc lên tại Hà Nội. Đông nhất là tại các khu vực gần hồ như Ngọc Khánh, Thiền Quang,... hoặc gần các trường đại học như Kinh tế Quốc dân, Luật... và khu vực trước cổng sân vận động Mỹ Đình.

{keywords} 

Giá mỗi cây mía trên thị trường dao động khoảng 10.000-15.000, có thể xay ra được 3-4 ly nước, giá 10.000 đồng/ly. Như vậy, nếu trừ các chi phí, mỗi lô mía khoảng 10 cây, người bán có thể thu lãi từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Mỗi ngày bán hàng có thể thu về khoảng 1,2 đến 2 triệu đồng, số thu một tháng có thể ngót nghét 50 triệu đồng. Trừ chi phí, một hàng nước mía có thể lãi 20 triệu đồng một tháng. Tuy nhiên, doanh thu cũng còn phụ thuộc vào quy mô, địa điểm, giá cả, chất lượng của quán nước.

Bún đậu mắm tôm

Bún đậu mắm tôm là món ăn khá nổi tiếng ở Hà Nội nhưng giá cả lại bình dân với giá dao động khoảng 10.000- 30.000 đồng/suất ( tùy vào nguyên liệu bạn gọi thêm như nem cua, chả cốm...) Một suất bún đậu bình dân "cơ bản" gồm có một đĩa bún, một đĩa đậu phụ rán, một vài cọng rau sống và một bát mắm tôm có pha chế chanh, đường. Với những bí quyết pha chế mắm tôm riêng của mỗi hàng bún đậu, món mắm này không còn vị tanh mà trái lại, có hương vị thơm ngon hấp dẫn. Vì vậy, bún đậu mắm tôm là món ăn được rất nhiều người ưa thích.

{keywords} 

Với những quán có quy mô và vị trí thuận lợi, chủ quán bún đậu mắm tôm có thể thu nhập lên đến 3 - 4 triệu đồng mỗi ngày, hàng trăm triệu đồng mỗi tháng là điều hoàn toàn có thể. Trừ đi các chi phí như tiền thuê nhà, thuê nhân viên phục vụ, điện, nước... số tiền lãi chủ quán thu được cũng còn vài chục triệu mỗi tháng - một số tiền không nhỏ.

Bán ngô, khoai nướng

Ngô nướng, khoai nướng… là món ăn bình dân “hút” khách tại Hà Nội, nhất là vào mùa đông. Năm nay, các địa điểm kinh doanh ngô, khoai nướng xuất hiện khá sớm, rải rác trên nhiều con phố ở Hà Nội, từ quán vỉa hề đến hàng xe đẩy, tập trung đông nhất ở khu vực cầu Long Biên, Tây Hồ… Theo tiết lộ của các chủ kinh doanh, ngô nhập buôn có giá 3.000 - 4.000 đồng/bắp. Sau khi nướng chín, họ thường bán cho khách với 9.000 – 10.000 đồng, tùy loại ngô to hay nhỏ.

{keywords}

Phần lớn những người làm nghề bán ngô nướng là dân nghèo ngoại tỉnh. Ban ngày, họ làm nhiều công việc khác nhau, đêm ra phố bán hàng từ 9 giờ tối đến 1, 2 giờ sáng.

Để kiếm thêm thu nhập, ngoài ngô nướng, chủ các gánh hàng này còn kinh doanh kèm khoai lang, mía nướng, ngô luộc… Điều này cũng giúp họ thu về khoản lãi không nhỏ. Giá khoai lang sống là 10.000 đồng/kg, sau khi nướng chín, khoai được bán với giá gấp 4 lần. Mía có giá 12.000 đồng/cây được chia khúc để nướng, bán với 7.000 - 10.000 đồng/khúc sau khi nướng.

{keywords} 

Tuy nhiên, mùa kinh doanh ngô, khoai nướng thường chỉ kéo dài và “bội thu” trong những tháng lạnh. Thời điểm đông khách nhất là tối muộn và đêm. Do đó, để lãi được vài trăm nghìn đồng, những người kinh doanh cũng gặp không ít khó khăn, từ chuyện bán khuya nguy hiểm, vất vả giữa trời lạnh đến việc vừa bán vừa lo chạy công an do kinh doanh trên vỉa hè. Những điều đó khiến nghề mưu sinh này càng nhọc nhằn hơn.

(Theo Depplus/MASK)