Một tháng nữa mới đến Tết Trung thu, song thị trường đã có tất cả các loại bánh Trung thu từ cao cấp đến bình dân.
TIN BÀI KHÁC
Jennifer Phạm đeo dây chuyền có tên bạn trai?
Phát hiện xác chết phân hủy trong đám rau muống
Ông Tâm bị khai trừ Đảng và buộc thôi việc
'Kỳ án' hiếp dâm ở vườn mít, chông chênh 2 lần án tử
Điều đặc biệt năm nay là, không phải chỉ những tên tuổi lớn mà hầu hết các dòng bánh đều có những "chiêu độc" để hút khách.
Đẳng cấp nằm ở… giá?!
(Ảnh minh họa) |
Quay sang quầy bánh bên cạnh, chúng tôi cũng bắt gặp nhiều loại bánh "khủng" khác. Nhãn hiệu bánh Trung thu Kinh Đô với hộp Trăng vàng Hưng Thịnh có giá tới 2.000.000 đồng/hộp gồm 8 bánh, kèm theo 6 lọ nước yến. Một nhân viên bán bánh Kinh Đô bật mí: "Vị bánh là những sản phẩm cao cấp thượng hạng được chọn lựa kĩ càng như bào ngư, hải sâm, vi cá, tôm càng bách hoa, cua Alaska, hạt macadamia, quả hồ đào...".
Còn nhãn hiệu Long Đình thì có sản phẩm Long Đình An Quý với vỏ hộp tinh xảo, bánh được đặt trong hộp trải lụa màu vàng với giá 1,8 triệu đồng/hộp. Sản phẩm này cũng được quảng cáo là làm ra từ nguyên liệu cao cấp với các vị nhân quý hiếm hảo hạng...
Để thu hút khách hàng, năm nay nhiều nhãn hiệu bánh tạo sự khác lạ cho dòng bánh của mình bằng cách quan tâm tỉ mỉ đến thị hiếu người tiêu dùng. Cụ thể như Bibica ra lò các loại bánh làm bằng đường Isomalt thay đường kính với chỉ số đường huyết thấp 37,3% so với đường Gluco là 100%; độ ngọt giảm 50% so với đường kính - loại bánh dành cho người bị bệnh tiểu đường, người già. Một số nhãn hiệu bánh khác thì bổ sung một số chất như Egcg là chất chống oxy hoá trong trà xanh hay chất Lycopene trong dầu gấc để giảm mỡ trong máu.
Giá bánh vượt xa giá thực?!
Trên thị trường hiện có khoảng 40 - 60 loại bánh Trung thu của các hãng tên tuổi như: Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica, Bảo Ngọc, Xí nghiệp bánh kẹo Hà Nội... Giá phổ biến của loại bánh nướng năm nay từ 37.000 - 49.000 đồng (loại 1 trứng), 55.000-98.000 đồng (loại 2 trứng), 200.000 - 295.000 đồng (loại 4 trứng); các loại bánh dẻo giá từ 31.000 - 48.000 đồng/bánh.
Bà Trần Kim Oanh (phố Bạch Đằng, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thẳng thắn: "Tôi đặt nhiều dấu hỏi cho các loại bánh được quảng cáo là nhân quý hiếm giá tiền triệu với mục đích biếu xén. Vì tôi nghĩ rằng nhân bánh là thứ đã được nghiền nát hoặc trộn nhuyễn thì rất khó để xác định được thành phần trong nhân bánh đó có thực sự cao cấp, quý hiếm như quảng cáo hay không? Liệu đây có phải là một cách kiếm tiền?".
Đó là với các dòng bánh "khủng", còn với bánh "hạng phổ thông" thì sao? Ông Nguyễn Hữu Ninh (trú tại ngõ Tạm Thương, phố Hàng Bông, Hà Nội) phàn nàn: "Những thứ bánh được quảng cáo là thượng hạng quá xa xỉ với tôi nên tôi không bàn đến. Thế nhưng, những loại bánh Trung thu được cho là "bình dân" đã có giá tới 40.000- 50.000 đồng/chiếc thì tôi đã cho rằng nó đã vượt rất xa mức giá thực. Thành phần của bánh Trung thu chủ yếu vẫn là bột nếp, bột đậu xanh, hạt sen, đường kính, trứng, hạt dưa, hạt điều, thịt mỡ... thì giá thành phẩm của nó không thể bán ở mức cắt cổ như thế được".
Không chỉ ông Minh, khi được hỏi về giá bánh Trung thu nói chung và dòng bánh cao cấp nói riêng, ông Đỗ Gia Phan, Phó Chủ tịch Hiệp hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cũng thừa nhận, đây là dòng sản phẩm có giá thành phẩm khá cao so với mức giá mua nguyên liệu đầu vào.
Nhiều người tiêu dùng vẫn lựa chọn mua bánh Trung thu cổ truyền hoặc các loại bánh có giá "bình dân" để biếu và làm cỗ ngắm trăng cho gia đình mình. Các dòng bánh cao cấp với những chiêu quảng cáo hoành tráng vẫn được bày khắp nơi như một thứ trang trí trong cuộc chiến thương hiệu hơn là vật ưa chuộng trong mâm cỗ đón trăng của các gia đình.
(Theo Gia đình và xã hội)