Rhodamine B - chất gây ung thư, có trong tất cả các mẫu tương ớt tại một cơ sở sản xuất 'cỡ bự' ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

TIN BÀI KHÁC
Hoa hậu họp báo rềnh rang, từ thiện được 1,5 triệu đồng
Bón cơm cho người… chết!
Liên tiếp vụ xe điên đâm kinh hoàng trên phố
Những bức ảnh hiếm về Hà Nội 1973
Hãi hùng lẩu thịt thối, cá ươn
Miền Bắc đón đợt không khí lạnh mới
Ngỡ ngàng người đàn ông có 1.000 người con

 Ngày 18-9, Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường - CATP Hà Nội, phối hợp với CAH Phú Xuyên, kiểm tra xưởng sản xuất, chế biến tương ớt nhà ông Dương Văn Đình (SN 1965), ở Tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên.

Số tương ớt thu giữ tại Phú Xuyên

Theo tài liệu điều tra, lực lượng làm nhiệm vụ phát hiện hàng trăm lít tương ớt thành phẩm đóng can chờ tiêu thụ. Nhiều gói bột màu tím, đỏ, vàng nghi là Rhodamine B - chất gây ung thư bị phát hiện. Để làm rõ vi phạm, lực lượng công an đã lấy 6 mẫu tương ớt, 3 gói bột mầu tại cơ sở, gửi Trung tâm Phân tích và Giám định thực phẩm Quốc gia, phân tích xác định vi phạm.

Kết quả phân tích đến nay cho thấy, 6 mẫu tương ớt tại cơ sở này đều có Rhodamine B. Mẫu có hàm lượng Rhodamine B cao nhất là 14,03mg/kg. Hai gói bột màu đỏ và tím là Rhodamine B - chất nhuộm vải công nghiệp, không có trong danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng.

Khai tại cơ quan công an, ông Đình cho biết, Rhodamine B đượcmua tại khu vực phố Hàng Gà, quận Hoàn Kiếm, với giá 18.000 đồng/100gam.

Việc sản xuất tương ớt gây độc hại cho người tiêu dùng được cơ sở "bí mật" thực hiện từ đầu năm 2010 đến nay. Tương ớt thành phẩm chứa chất gây ung thư được bán công khai tại nhà và đem giao cho các hàng ăn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Được biết, hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm có sử dụng phụ gia không được phép, vi phạm Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 6-4-2005 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, chỉ bị phạt hành chính 10-15 triệu đồng.

Theo cơ quan chức năng, Rhodamine B là một loại phẩm màu công nghiệp phát quang dùng trong y học để chẩn đoán virus, vi khuẩn và một số xét nghiệm sinh hóa. Ngoài ra hóa chất này còn được dùng để nhuộm quần áo, không thuộc danh mục cho phép được sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế, vì có thể gây ngộ độc hoặc ung thư nếu sử dụng thời gian dài.

(Theo Giáo dục Việt Nam)