Hôm nay, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa mang vệ tinh vào quỹ đạo trái đất, tuy nhiên, vụ phóng tên lửa tầm xa này lại bị cho là vi phạm Nghị quyết 1874 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó cấm Bình Nhưỡng tiến hành các hoạt động liên quan tới tên lửa hoặc hạt nhân.


Tên lửa của Triều Tiên tại bãi phóng. Ảnh: AP
Do đó, vấn đề sau khi quả tên lửa được phóng đi là cộng đồng quốc tế sẽ quyết định trừng phạt Bình Nhưỡng như thế nào. Các phương án trừng phạt của Mỹ và các đồng minh đối với Triều Tiên bị giới hạn bởi một số yếu tố.

Các lệnh trừng phạt của LHQ mới được coi là ở cấp độ đa phương đều phụ thuộc hoàn toàn và quan điểm của Trung Quốc. Vì Trung Quốc có quyền phủ quyết, và trước đó luôn phản đối các biện pháp cứng rắn hơn hơn mà các quốc gia khác đề xuất.

"Nếu là vấn đề Triều Tiên thì Trung Quốc đặt ra mức độ phản ứng tối đa đối trong Hội đồng Bảo an" - một quan chức Hàn Quốc nói. "Do đó, trong danh sách các lệnh trừng phạt hiện tại của LHQ đối với Triều Tiên thì đó chủ yếu là danh sách của Trung Quốc".

 Sau khi Triều Tiên phóng tên lửa thất bại vào hồi tháng Tư vừa qua, Mỹ, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đọc tên 40 công ty quốc doanh Triều Tiên mà họ muốn bổ sung vào bản danh sách đen của LHQ.

Trung Quốc chỉ chấp thuận 3 công ty cho dù họ đồng ý với tuyên bố cảnh báo của HĐBA là sẽ có thêm hành động nếu như Triều Tiên tiến hành các nỗ lực mới (đi ngược với lệnh cấm của HĐBA).

"Sau khi có lời đe dọa thì hội đồng giờ đây nên hành động, nhưng điều đó vẫn còn phụ thuộc rất nhiều nếu như Trung Quốc thật sự sẵn sàng muốn làm điều gì đó" - một quan chức ngoại giao cấp cao của LHQ nói.

"Trên thực tế, các thảo luận về hành dộng nên là giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ sẽ phải thuyết phục Trung Quốc có thêm lệnh trừng phạt mới" - quan chức ngoại giao trên nói tiếp.

Triều Tiên luôn nói rằng các mục đích phóng tên lửa của mình là phục vụ khoa học và hòa bình khi đưa vệ tinh lên quan trắc trái đất. Nhưng Washington và các đồng minh luôn kiên quyết rằng đây là các vụ thử tên lửa đạn đạo vi phạm các nghị quyết của LHQ, bao gồm các vụ năm 2006 và 2009.

Năm 2006, HĐBA đã ban hành một lệnh cấm vận lên vũ khí và các nguyên liệu tên lửa đạn đạo và vũ khí hủy diệt. Cơ quan này cũng ban hành lệnh cấm xuất khẩu các hàng hóa xa xỉ và nêu tên các cá nhân và công ty bị đóng băng tài sản toàn cầu và cấm đi lại ở phạm vi quốc tế.

Năm 2009, cơ quan này tiếp tục cấm Triều Tiên xuất khẩu vũ khí và yêu cầu mọi quốc gia tìm kiếm các chuyến vận chuyển hàng hóa nghi ngờ.

Trung Quốc công khai gia nhập cộng đồng quốc tế trong việc thúc gicuj Triều Tiên từ bỏ kế hoạch phóng tên lửa lần này, nhưng vẫn chưa rõ họ gây sức ép đến mức nào ở hậu trường.

Là đồng minh quan trọng nhất và cũng là đối tác thương mại lớn nhất, nước viện trợ chính, Bắc Kinh có lực đẩy lớn nhất so với các quốc gia còn lại.

Tuy nhiên, các nhà phân tích như Wang Dong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Đông Bắc Á tại Đại học Bắc Kinh lại nói rằng tầm ảnh hưởng này có thể chỉ là nói quá.

"Nếu bạn nghĩ rằng bởi vì tôi cho anh viện trợ kinh tế, tôi cho anh năng lượng, thì tôi có thể bắt anh phục tùng, tôi có thể bắt anh nghe theo tôi, anh trở thành con rối của tôi, thì đây quả là ảo tưởng" - ông Wang nói.

Mặc dù thành thật lo ngại rằng vụ phóng tên lửa hôm nay của Triều Tiên có thể khiến cho khu vực bất ổn, ông Wang nói rằng Bắc Kinh khó lòng đồng ý với bất kỳ sự mở rộng đáng kể nào hoặc thắt chặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng.

"Nói chung, Trung Quốc tránh sử dụng các biện pháp cưỡng bức khi cố gắng khiến những người khác chấp thuận điều gì mà họ muốn" - ông Wang nói, và bổ sung thêm rằng Bắc Kinh có thể vẫn duy trì lập trường 'trừ khi Triều Tiên làm điều gì đó thật sự gây hấn'.

Điều có thể khiến Trung Quốc và Nga bối rối nghiêm trọng là khả năng Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân nếu như nhìn vào đà thử hạt nhân hai lần trước đó ngay sau các vụ phóng tên lửa.

Vụ phóng tên lửa thành công lần này sẽ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực của Triều Tiên khi kết hợp tiềm lực tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) với chương trình vũ khí hạt nhân.

Mà như vậy, rõ ràng là Mỹ sẽ lo ngại nhất về tình hình an ninh quốc gia của mình.

Bruce Klingner - một cựu quan chức CIA và là nghiên cứu sinh cấp cao tại Quỹ Heriage nói rằng vẫn còn khả năng để siết chặt thêm sức ép lên Triều Tiên.

"Đó có thể là việc lấp một số lỗ hổng trong các lệnh trừng phạt hiện nay" - ông Klingner nói và dẫn ra các điều khoản trong Hiến chương LHQ cho phép thực thi các nghị quyết LHQ thông qua các phương tiện quân sự.

"Nhưng cho đến nay Trung Quốc vẫn kháng cự" - Klingner nói. "Đó là lý do tại sao chúng ta có các thất bại của Hải quân Mỹ khi đuổi theo các tàu chở hàng của Triều Tiên tại biển Tây Thái Bình Dương cho dù chúng ta nghi ngờ họ mang các hàng bị cấm".

  • Lê Thu (theo Telegraph)