Sông Citarum từng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của người dân Tây Java, Indonesia, tuy nhiên các hoạt động vô ý thức của con người đã biến Citarum trở thành một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới.
TIN BÀI KHÁC:
Làm thế nào gỡ ngòi nổ ở Triều Tiên?
Tự sự của một chuyên gia trị liệu tình dục
Sông Cuyahoga, Ohio (Mỹ)
Sông Cuyahoga nổi tiếng với biệt danh "dòng sông bị cháy". Sông Cuyahoga bị cháy lần đầu tiên vào năm 1936 khi tia lửa của đèn hàn đốt cháy mảnh vụn và dầu mỡ nổi trên mặt sông. Vụ cháy và lời miêu tả dòng sông "rỉ thay vì chảy" hay người ta "không chìm chết" mà "thối rữa" ở sông này của tạp chí Time đã dẫn đến phong trào bảo vệ môi trường vào cuối thập niên 1960.
Ngoài sông Cuyahoga, trên thế giới còn có rất nhiều sông, hồ đang bị ô nhiễm trầm trọng.
Hồ Chaohu (Trung Quốc)
Hồ Chaohu ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc bị tảo xanh tấn công. Chính phủ Trung Quốc đã phải đầu tư gần 8 tỷ USD để thực hiện 2.712 dự án cải tạo 8 dòng sông, hồ ô nhiễm trên cả nước.
Sông Yamuna (New Delhi, Ấn Độ)
Thoạt nhìn qua có lẽ nhiều người nhầm tưởng người đàn ông trong ảnh đang đứng trong biển mây giữa một đại dương rộng lớn nhưng thực tế đây lại là một bức ảnh về người đàn ông bị bong bóng trên dòng sông Yamuna ô nhiễm bủa vây. New Delhi, thủ đô của Ấn Độ, xả ra khoảng 500 triệu gallons nước thải mỗi ngày ra sông.
Sông Hoàng Hà (Lan Châu, Cam Túc, Trung Quốc)
Nước sông Hoàng Hà bỗng dưng chuyển sang màu đỏ vì chất gây ô nhiễm đổ ra như một nhà máy dệt địa phương.
Sông Hằng (Allahabad, Ấn Độ)
Hàng vạn tín đồ Hindu đã đổ về sông Hằng ở Allahabad để rửa tội trong lễ hội Kumbh Mela, được tổ chức 12 năm một lần. Tuy nhiên, sự ô nhiễm ngày càng tăng của dòng sông đã khiến chính quyền Allahabad phải vật lộn trong việc đảm bảo an toàn cho những người tham gia lễ hội.
Sông Buriganga (Dhaka, Bangladesh)
Gần 4 triệu người tại Dhaka, thủ đô của Bangladesh, phải hứng chịu hậu quả của dòng nước ô nhiễm mỗi ngày. Chất thải từ các nhà máy hóa chất, xác động vật, túi ni lông...khiến con sông ngày càng ô nhiễm trầm trọng.
Sông Citarum (Tây Java, Indonesia)
Theo tạp chí Guardian, sự gia tăng dân số nhanh chóng trong vòng 20 năm qua đã khiến tổng số cư dân quanh khu vực sông Citarum, Tây Java vượt qua con số 5 triệu người. Kèm theo đó là sự xuất hiện các ngôi nhà tạm bợ và rác thải công nghiệp, khiến dòng sông trở nên ô nhiệm nặng nề và đe dọa tới sức khỏe của tất cả các cư dân ở đây.
Sông Matanza-Riachuelo (Buenos Aires, Argetina)
Có khoảng 3,5 triệu cư dân sông trên dòng sông ô nhiễm Matanza-Riachuelo. Rác thải đã xâm chiếm lòng sông và biến con sông này trở thành một con lạch đen ngòm. Theo tờ Página/12 của Argentina, một dự án làm sạch dòng sông trị giá 250 triệu USD đã được phê duyệt vào năm 1993, tuy nhiên chỉ có 1 triệu USD được sử dụng để cải thiện mức độ ô nhiễm của con sông này.
Sông Jordan (Israel)
Sông Mississippi (Mỹ)
Trong khi nhiều dòng sông ô nhiễm nhất trên thế giới được tìm thấy ở những khu vực dân cư đông đúc của phía bên kia địa cầu, thì sông Mississippi lại gây ô nhiễm nặng cho Vịnh Mexico.
Sự ô nhiễm tồi tệ tới mức khu vực xung quanh sông Mississippi được biết tới như Vùng Chết.
Sầm Hoa (Theo Takepart)